Vào những ngày của tháng cuối thai kỳ, các mẹ bầu ai cũng lo lắng về cân nặng và dinh dưỡng của thai nhi trong bụng mình. Không biết con nặng bao nhiêu và có đủ cân nặng hay không. Chính vì thế, cũng có nhiều câu hỏi được đặt ra là tháng cuối mỗi tuần thai nhi tăng bao nhiêu gam là đạt chuẩn? Hãy cùng sannhi.pasteur.com.vn tìm hiểu ngay về cân nặng của thai nhi trong tháng cuối nhé!
Những yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi
Trước khi vô tìm hiểu “tháng cuối mỗi tuần thai nhi tăng bao nhiêu gam” thì các mẹ nên biết những yếu tố nào có thể gây ảnh hưởng đến cân nặng của thai và từ đó các mẹ cũng có thể hiểu rõ được cân nặng của bé:
Yếu tố di truyền là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi. Em bé được sinh ra từ bố mẹ có cao hơn thì thường sẽ có cân nặng và chiều cao lớn hơn so với em bé được sinh ra từ bố mẹ thấp hơn. Nếu cha mẹ có thói quen ăn uống không tốt cũng có thể gây ảnh hưởng đến việc giảm cân nặng ở thai nhi.
Chế độ ăn uống của mẹ bầu giữ vai trò rất quan trọng trong việc quyết định cân nặng của thai nhi. Một chế độ ăn uống phù hợp và có đủ chất dinh dưỡng có thể giúp thai nhi tăng cân đúng mức và có thể phát triển tốt nhất. Ngược lại, nếu mẹ ăn uống không đầy đủ, lượng dinh dưỡng nạp vô ít có thể làm giảm cân nặng của bé.
Tình trạng sức khỏe của mẹ không chỉ gây ảnh hưởng đến thai nhi mà còn có thể gây ra nhiều vấn đề khác như dị tật bẩm sinh và có nguy cơ sảy thai.
Số lượng thai cũng là yếu tố gây ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi. Nếu mẹ mang thai đôi hoặc là thai ba thì các thai sẽ được chia sẻ nguồn dinh dưỡng và không gian trong bụng mẹ dẫn đến mỗi tuần không đặt được cân nặng như mong muốn và thường sẽ có cân nặng thấp hơn so với người mang thai đơn.
Tuổi thai cũng làm ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi. Nếu thai nhi được sinh ra trước kỳ hạn thường có cân nặng thấp hơn và cũng có thể mắc một số vấn đề về sức khỏe.
Nếu người mẹ hoạt động thể chất đầy đủ trong quá trình mang thai có thể giúp tăng cân nặng của thai nhi bằng cách cung cấp nguồn dinh dưỡng và lượng oxy tốt cho thai nhi giúp thai nhi đặt cân nặng và phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý hoạt động nhẹ nhàng, đúng cách và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Tuần thai gây ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi trong suốt thai kỳ. Thai nhi từ tuần 28 đến 40 là giai đoạn phát triển nhanh nhất.
Số lượng màng ối cũng có thể gây ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi. Màng ối là chất lỏng bao quanh thai nhi giúp bảo vệ và cung cấp hàm lượng chất dinh dưỡng cho thai nhi trong suốt thai kỳ.
Ngoài ra, nếu người mẹ sử dụng chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia, thuốc lá điện tử, ma túy,… có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe cũng như ảnh hưởng đến cân nặng của bé.
Trong những tháng cuối của thai kỳ, thai nhi phát triển nhanh chóng và tăng cân nhanh. Tuy nhiên, mỗi thai nhi phát triển cân nặng và chiều cao phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Vậy, tháng cuối mỗi tuần thai nhi tăng bao nhiêu gam là đạt chuẩn?
Tháng cuối mỗi tuần thai nhi tăng bao nhiêu gam?
Để biết được tháng cuối mỗi tuần thai nhi tăng bao nhiêu gam thì dưới đây là bảng theo dõi cân nặng của thai nhi theo từng tuần mẹ bầu có thể dựa theo:
Tuần tuổi của thai nhi | Cân nặng (gam) |
36 | 2622 |
37 | 2859 |
38 | 3083 |
39 | 3288 |
40 | 3462 |
Theo bảng trên cũng có thể thấy tháng cuối của thai kỳ, thai nhi có thể tăng gần 1kg và mỗi tuần bé có thể tăng từ 174g – 240g. Đây là thời điểm mà thai nhi có thể hoàn thiện các bộ phận còn lại cũng như xương giúp xương bé khỏe hơn, da mịn và tủy xương cũng bắt đầu sinh hồng cầu có thể dự trữ được nhiều chất béo cho cơ thể. Ngoài ra, trong giai đoạn này não thai nhi phát triển rất nhanh, vì thế mẹ bầu cần lưu ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi.
Thai nhi bị thừa cân có gây ảnh hưởng gì không?
Tháng cuối mỗi tuần thai nhi tăng bao nhiêu gam là đạt chuẩn? Theo WHO trọng lượng trung bình của thai nhi vào tháng cuối là từ 2,4 – 3,2kg. Nếu thai nhi nặng hơn 4kg thì được gọi là thừa cân. Cân nặng của mẹ bầu gây ảnh hưởng rất lớn đến cân nặng của thai nhi.
Nếu mẹ bầu ăn nhiều đường và chất béo, cơ thể mẹ tăng cân nhanh thì thai nhi cũng sẽ tăng cân rất nhanh và có thể gây ra tình trạng đái tháo đường thai kỳ. Không những thế, thai to còn khiến cho quá trình sinh nở khó khăn hơn và mẹ phải đẻ mổ. Đồng thời sau khi sinh ra, bé sẽ có khả năng bị tụt đường huyết do bị thiếu hụt insulin. nếu nguy hiểm còn có thể dẫn đến bị suy hô hấp và hạ thân nhiệt ở thai nhi dẫn đến tử vong.
Trong trường hợp thai nhi bị thừa cân, mẹ bầu cần lưu ý về chế độ ăn uống. Hạn chế nạp nhiều thức ăn có chứa chất béo và đường, tinh bột thay vào đó là ăn nhiều rau, củ, quả như táo, cải bó xôi hay giúp lơ để giúp tăng cường bổ sung lượng vitamin cho cơ thể. Ngoài ra, nên vận động nhẹ nhàng để chất béo được chuyển hóa thành năng lượng.
>>>> Tham khảo ngay: Lí do vì sao vợ có bầu chồng không được trồng cây?
Thai nhi không tăng cân tháng cuối có sao không?
Thai nhi không tăng cân vào tháng cuối hay bị nhẹ cân thì có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Ở kỳ tam cá nguyệt thứ 3 thai nhi phát triển rất nhanh về xương và não bộ, da củ bé cũng được hoàn thiên. Nếu thai nhi thiếu chất dinh dưỡng sẽ khiến cho tốc độ phát triển kém và khi bé mới chào đời cũng có thể bị ngạt thở do thiếu oxy, thiếu chất dinh dưỡng làm cho bé dễ bị còi xương và chậm phát triển về trí tuệ.
Chính vì thế, vào tháng cuối của thai kỳ mẹ lưu ý đi khám sức khỏe thường xuyên để có thể thay đổi chế độ ăn uống cho phù hợp để tránh tình trạng thiếu cân ở thai nhi.
Gợi ý thực đơn tăng cân thai nhi tháng cuối cho mẹ bầu
Thực đơn ăn uống tháng cuối sẽ giúp bé phát triển về cân nặng và cả trí tuệ. Ở trong thời kỳ này, mẹ bầu cần lưu ý bổ sung những chất dinh dưỡng như DHA, sắt và các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C, chất xơ cùng với protein,…Ngoài ra, mẹ bầu nên hạn chế bổ sung thức ăn có chứa dầu mỡ và đồ uống có cồn, cafein, đồ ngọt và cả đồ sống.
Dưới đây là thực đơn ăn uống sao cho hợp lý mẹ bầu có thể tham khảo:
Bữa ăn trong ngày | Các món ăn cho mẹ |
Bữa sáng | Bổ sung các loại hạt, ngũ cốc để ăn với sữa hay sữa chua.
Ăn bánh mì với bơ lạc hoặc kết hợp ăn với bơ và một chút vừng Uống sinh tố hoa quả và ăn khoai lang luộc. Phở/ bún bò, bún gà… Có thể ăn phô mai vào bữa sáng. |
Bữa trưa | Cơm, thịt bò xào, súp lơ xào, salad hoa quả tươi.
Cá hồi, mì ý sốt cà chua, uống sinh tố hoa quả Ăn cơm gạo lứt, thịt gà luộc, canh khoai tây và carrot. Bánh mì, trứng ốp la, thịt nguội, salad rau củ quả và bơ Có thể ăn bún thịt nướng, rau xanh và trái cây Cơm, tôm rim và canh bầu |
Bữa tối | Lẩu gà nấm và rau xanh, sinh tố
Có thể ăn các loại đồ đồ cuốn như: nem, chả và gỏi tôm thịt Bún trộn, salad và trái cây tươi. |
Ngoài chế độ ăn phù hợp mẹ bầu nên bổ sung thêm các dòng sữa có công thức riêng tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi để bé có thể tăng cân tốt nhất.
Sự thay đổi của mẹ bầu khi mang thai ở tháng cuối
Không chỉ lo lắng về tháng cuối mỗi tuần thai nhi tăng bao nhiêu gam mà sự thay đổi ở mẹ bầu trong tháng gần sinh này cũng khiến các mẹ cảm thấy mệt mỏi. Vào những tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu có nhiều sự thay đổi về cả ngoại hình lẫn nội tiết tố trong cơ thể. Mẹ bầu đi lại khó khăn hơn và cơ thể bị rạn, phù nề. Ngoài thay đổi ở ngoại hình, mẹ bầu cũng có thể bị bong mất nút nhầy ở cổ tử cung và chuẩn bị chuẩn bị chuyển dạ.
>>>> Xem thêm: Vợ Có Bầu Chồng Có Nên Đi Câu Cá Không?
Trên đây là những thông tin chi tiết về tháng cuối mỗi tuần thai nhi tăng bao nhiêu gam là đủ và thực đơn ăn uống cho mẹ bầu ở những tháng cuối của thai kỳ. Hy vọng với bài viết này sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích và giúp bạn có một thai kỳ an toàn. Nếu bạn còn có thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay đến sannhi.pasteur.com.vn để được các chuyên gia bác sĩ ở đây tư vấn miến phí nhé!
Nguồn tham khảo: ecopharmalife.vn