Đối với một số bạn lần đầu tiên được làm cha. mẹ thì việc tắm cho trẻ sơ sinh là điều không hề dễ dàng. Chính vì thế, câu hỏi trẻ sơ sinh uống phải nước khi tắm có sao không cũng được đặt ra. Trong bài viết này, sannhi.pasteur.com.vn sẽ cùng đi tìm hiểu về những nguyên tắc để tránh trẻ sơ sinh bị uống nước khi tắm nhé!
Giải đáp trẻ sơ sinh uống phải nước khi tắm có sao không?
Khi đang tắm cho bé nếu mẹ thấy bé bỗng nhiên bị ho sặc sụa và tím tái mặt mày thì đây là dấu hiệu trẻ đang bị sặc nước. Có thể là do nước đã tran vào đường hô hấp và có thể sẽ bị tràn vào tận phế nang khiến cho đường hô hấp bị tắt và khi bé không được cấp cứu kịp thời bé sẽ gặp tình trạng bị ngừng thở, tim ngừng đập và có thể dẫn đến tử vong. Chính vì thế, các mẹ nên lưu ý trong việc tắm cho trẻ sơ sinh.
Trẻ sơ sinh khi tắm bị sặc nước sẽ thường phản xạ bằng cách khóc to, ho mạnh khiến cho những chất ọc bị đẩy sâu vào bên trong khí quản hay phế quản, dễ gây tình trạng ngạt thở và tím tái. Những đối tượng là trẻ sơ sinh thì chỉ cần ngừng thử 4 phút cũng đủ để gây chết não ở trẻ. Nếu trẻ được cứu kịp thời thì cũng sẽ có khả năng bị chết não hoặc tàn tật suốt đời. Nhằm không để xảy ra tình trạng này thì các mẹ cần phải biết cách sơ cứu tại nhà cho bé.
Nguy hiểm khi trẻ sơ sinh tắm bị nước vào mũi
Khi trẻ sơ sinh tắm bị nước vào mồm hay vào mũi đều gây ra những nguy hiểm nghiêm trọng mà các mẹ cần lưu ý. Trẻ sơ sinh nuốt phải một ít nước tắm sẽ không gây nguy hiểm ngay lập tức cho bé. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý là nước tắm không phải là chất phù hợp để bé có thể nuốt vào cơ thể. Việc nuốt hay nước vào mũi một ít không gây hại nghiêm trọng. Thế nhưng để bé nuốt quá nhiều nước hay nước có chất tẩy rửa mạnh thì có thể gây ra những nguy hiểm nghiêm trọng không mong muốn ở bé.
Một số lưu ý khi để trẻ không bị uống nước tắm
Để tránh tình trạng “trẻ sơ sinh uống phải nước khi tắm có sao không” thì các mẹ cần phải lưu ý những điều quan trọng sau:
- Mẹ nên lưu ý tuyệt đối không để trẻ ở một mình trong chậu tắm hay phòng tắm. Bởi vì khi mẹ chỉ cần rời xa một chút thù bé cũng có thể ngã xuống vô cùng nguy hiểm.
- Mẹ phải tắt vòi nước trước khi đặt bé và chậu, đảm bảo nước chỉ đến vai trẻ khi bé nằm xuống. Trường hợp nếu vòi nước chảy vào mặt bé sẽ gây ra những tình trạng vô cũng nguy hiểm khiến bé bị sặc nước hay ngạt thở.
- Mẹ cần lưu ý mực nước trước khi đặt trẻ vào. Theo như các khuyến cáo, mực nước chỉ khoảng 13 cm là phù hợp đối với trẻ sơ sinh.
- Mẹ cần phải giữ bé thật chắc trước khi tắm và không ra ngoài để bé một mình trong chậu. mệ nên dùng một tay đỡ phần cổ và tay kia đỡ mông bé.
>>>> Tham khảo ngay: Liệu Trẻ Sơ Sinh Nằm Gối Lõm Được Không?
Một số cách sơ cứu cho bé khi bé uống phải nước tắm
Nếu không may trẻ sơ sinh uống phải nước tắm bị sặc thì mẹ cần lưu ý sơ cứu theo những cách sau:
Vỗ lưng để sơ cứu bé
Vỗ lưng là cách sơ cứu trẻ nhanh chóng và hiệu quả nhất khi trẻ bị uống nước tắm và gây sặc. Đầu tiên, mẹ nên đặt trẻ nằm sấp trên cánh tay cho đầu bé thấp hơn phần thân. Sau đó, mẹ dùng tay kia vỗ mạnh 5 cái vào lưng của trẻ ở vị trí giữa hai bả xương vai của bé. Lật bé trở lại và nhìn vào miệng, mũi bé nếu thấy nước ra thì hút sạch.
Ấn ngực bé để thực hiện sơ cứu
Nếu trong trường hợp khi đã vỗ lưng cho bé mà mặt mẹ vẫn tím tái thì cần ấn ngực trẻ ở giữa hai xương ức bằng ngón tay trỏ và ngón giữa. Mẹ cần ấn mạnh 5 cái liên tiếp nếu mẹ thấy trẻ hồng hào trở lại và khóc to thì có thể ngưng.
Đưa trẻ đến bệnh viện nhanh nhất
Sau khi mẹ đã sơ cứu cho bé tại nhà thì ngay lập tức mẹ phải đưa bé đến bệnh viện để được các bác sĩ theo dõi kịp thời. Lưu ý là không nên đưa trẻ đi viện trong trường hợp bé chưa thở lại được. Bởi vì lúc này bé đang bị thiếu oxy chỉ vài phút cũng có thể khiến bé không thể trở lại được như trước.
>>>> Xem thêm: Trẻ Sơ Sinh Nằm Gối Chống Trào Ngược Có Bị Gù Lưng Không?
Trên đây là những thông tin chi tiết về việc trẻ sơ sinh uống phải nước khi tắm có sao không. Khi tắm cho bé, mẹ cần phải thật lưu ý không để bé một mình trong chậu để đề phòng bé bị ngã và gây ra những tình trạng nguy hiểm. Hy vọng với bài bài viết có thể mang đến cho mẹ những thông tin cần thiết để mẹ có thể chăm sóc bé một cách tốt hơn.
Nguồn tham khảo: hoctiensan.com