Tại Sao Khi Bé Bị Trớ Sữa Các Mẹ Nên Vui Mừng Thay Vì Lo Lắng?

Trớ sữa là hiện tượng gặp phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vậy, tại sao khi bé bị trớ sữa các mẹ nên vui mừng thay vì lo lắng? Hãy cùng sannhi.pasteur.com.vn tìm hiểu về nguyên nhân và cách khắc phục trớ sữa ở trẻ sơ sinh ngay trong bài viết chi tiết dưới đây nhé!

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị trớ sữa mẹ nên biết

Tại sao bé bị trớ sữa các mẹ nên vui mừng thay vì lo lắng và những nguyên nhân gì khiến cho bé bị trớ sữa. Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho bé bị trớ sữa mà mẹ không nên chủ quan mà hay theo dõi để tìm ra nguyên nhân chính xác nhất. Thông thường để tìm hiểu về nguyên nhân người ta thường chia ra hai nhóm phổ biến:

Hiện tượng trẻ bị trớ sữa do ăn uống và cách chăm sóc

Trên thực tế có rất nhiều trẻ sơ sinh đang bị trớ sữa do chế độ ăn uống và chăm sóc trẻ không hợp lý từ các bậc phụ huynh.

Khi mẹ cho bé ăn sữa quá nhiều, quá no hay ép bé ăn quá mức bé sẽ bị trớ sữa do hệ tiêu hóa ở rẻ đang còn yếu và hoạt động chưa hiệu quả. Lượng sữa nạp vào không được tiêu hóa khiến bé bị đầy bụng.

Khi bé bú không đúng tư thế và bú sai cách cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến trớ sữa ở bé. Trong trường hợp này, mẹ nên lưu ý cho bé nằm đúng tư thế khi con bú sữa.

Ngoài ra, hiện tượng trớ sữa còn do mẹ đặt bé nằm ngay sau khi bé vừa ăn no hay quấn khăn quá chặt.

be-bi-tro-sua-cac-me-nen-vui-mung-thay-vi-lo-lang-1

Trẻ bị trớ sữa do bệnh lý

Trong một số trường hợp bé bị trớ sữa do một số bệnh lý mà mẹ cần đặc biệt lưu ý. Mẹ nên theo dõi sát sao về tình trạng sức khỏe của bé để có thể đưa bé đi khám kịp thời.

  • Bệnh lý về đường ruột như tiêu chảy hay viêm đường ruột.
  • Một số bệnh lý về đường hô hấp.
  • Có thể bị dị tật bẩm sinh ở đường tiêu.
  • Các bệnh lý về ngoại khoa về đường tiêu hóa như xoắn ruột, lồng ruột hay thậm chí là tắc ruột.
  • Bị rối loạn thần kinh thực vật làm co thắt ở môn vị.
  • Một số bệnh lý nhiễm trùng như viêm màng não và tăng áp lực nội sọ.
  • Hội chứng sinh dục thượng thận và một số bệnh lý đáng chú ý khác.

Tại sao bé bị trớ sữa các mẹ nên vui mừng thay vì lo lắng?

Bé bị trớ sữa các mẹ nên vui mừng thay vì lo lắng bởi một số lợi ích sau đây:

Trớ sữa thể hiện bé đang phát triển rất tốt: Trên thực tế, trớ sữa thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cho thấy dấu hiệu của hệ tiêu hóa đang hoạt động rất tốt và phát triển theo đúng cách. Điều này cho thấy bé đang tiêu hóa thức hóa thức ăn và hấp thụ các chất dinh dưỡng một cách hiệu quả nhất.

Trớ sữa có thể giúp làm giảm căng thẳng ở dạ dày: Em bé sơ sinh thường ăn nhiều lần trong một ngày nhưng lượng thức ăn mỗi lần nạp vào không đều. Trớ sữa có thể giúp làm giảm căng thẳng trên dạ dày của bé khi đang có quá nhiều thức ăn trong dạ dày.

>>>> Tham khảo ngay: Em Bé 2 Tháng Tuổi Đi Xe Khách Được Không?

be-bi-tro-sua-cac-me-nen-vui-mung-thay-vi-lo-lang-2

Hiện tượng trẻ sơ sinh bị trớ sữa có thể gây nguy hiểm không?

Có rất nhiều mẹ đang thắc mắc không biết rằng bé bị trớ sữa thì có gây nguy hiểm hay không. Nếu tình trạng này diễn ra không thường xuyên và không mang theo các dấu hiệu đi kèm thì các mẹ không cần phải quá lo lắng vì đó chỉ là dấu hiệu sinh lý bình thường ở trẻ sơ sinh.

Tuy nhiên, khi bé bị trớ sữa kèm theo tình trạng diễn ra một cách đột ngột và bé quấy khóc, chướng bụng hay co giật thì mẹ nên đưa bé đến khám ở các cơ sở y tế uy tín để được chuẩn đoán chính xác nhất. Nếu để lâu và không chữa trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé.

Một số cách xửa lý tình trạng nôn trớ ở trẻ

Bé bị trớ sữa các mẹ nên vui mừng thay vì lo lắng và dưới đây là một số cách xử lý tình trạng trớ sữa ở trẻ:

  • Bước 1: Ngay khi trẻ trớ sữa mẹ nên nghiêng ngay đầu trẻ sang một bên để trẻ không bị sặc chất nôn. Sau đó, mẹ nhanh chóng làm sạch hết chất nôn trong miệng của bé bằng cách hút hay quấn khăn gạc vào những ngón tay thấm các chất nôn trong mồm và họng của bé.
  • Bước 2: Khum tay và vỗ nhẹ lên lưng của bé để trấn an và giúp bé có thể ho chất nôn còn lại ra ngoài.
  • Bước 3: Lau cổ và người của trẻ bằng nước ấm, thay quần áo cho bé.
  • Bước 4: Khi trẻ đã nôn hết chất nôn mẹ nên cho bé uống nước ấm hay ORS ấm. Không sử dụng thuốc chống nôn cho bé khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
  • Bước 5: Theo dõi tình trạng sức khỏe của bé.

Cách hạn chế tình trạng nôn trớ ở bé

Để có thể hạn chế được tình trạng nôn trớ ở bé mẹ nên cho trẻ bú từ từ và đủ cữ, không nên ép trẻ ăn quá nhiều. Khi bé ăn quá no mẹ cần vỗ ợ hơi cho bé và đặt bé nằm khoảng từ 20 – 30 phút sau khi bú. Không được bế xốc trẻ hay chơi đùa với trẻ khi trẻ vừa ăn no.

Mẹ nên massage nhẹ nhàng xung quanh rốn để làm giảm co bóp dạ dày và hạn chế nôn trớ.

Mẹ không nên để con vừa nằm vừa bú sữa tư thế này dễ khiến cho bé bị sặc và trớ sữa. Sau khi bé bú xong, mẹ không nên để bé nằm xuống ngay lập tức.

>>>> Lưu ngay: Ban Ngày Có Nên Bật Đèn Cho Trẻ Sơ Sinh Không?

be-bi-tro-sua-cac-me-nen-vui-mung-thay-vi-lo-lang-3

Bé bị trớ sữa các mẹ nên vui mừng thay vì lo lắng bởi trớ sữa là phản ứng tự nhiên của cơ thể bé cho thấy hệ tiêu hóa của bé đang được phát triển rất tốt. Tuy nhiên, hãy luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo về sức khỏe của bé nhé.

Nguồn tham khảo: medlatec.vn