Bệnh Đái Tháo Đường Thai Kỳ Có Gây Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi không?

benh-dai-thao-duong-thai-ky

Bạn đang có thắc mắc liệu bệnh đái tháo đường thai kỳ có gây ảnh hưởng gì đến thai nhi không? Để giải đáp chính xác câu hỏi này, hãy cùng sannhi.pasteur.com.vn tìm hiểu trong bài viết chi tiết dưới đây ngay nhé!

Bệnh đái tháo đường thai kỳ là bệnh gì?

Đái tháo đường thai kỳ thường xảy ra trong quá trình đang mang thai. Trong suốt quá trình thai kỳ nhau thai sẽ tiết ra các hormon để hỗ trợ sự phát triển cho thai nhi. Các hormone này cũng giúp ngăn chặn hoạt động của Insulin trong cơ thể người mẹ. Hầu hết ở phụ nữ đang mang thai sẽ tăng cường sản xuất Insulin để giữ đường máu ở mức độ bình thường. Khi Insulin không sản xuất đủ số lượng cần thiết và hoạt động bị giảm (glucose không thể vào tế bào để sản sinh năng lượng) sẽ dẫn đến sự tích tụ đường trong máu. Tình trạng này thường sẽ hết ngay sau khi sinh.

benh-dai-thao-duong-thai-ky-1

Bệnh đái tháo đường gây ảnh hưởng đến thai nhi?

Nếu không được chẩn đoán và điều trị kijo thời, đái tháo đường thai kỳ sẽ dẫn đến nồng độ glucose trong máu tăng cao. Thai nhi sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ nguy hiểm như:

  • Khả năng bị dị tật bẩm sinh cao
  • Thai phụ khi bị tăng đường huyết thì cũng gây tăng lượng đường huyết cho thai nhi và dẫn đến tình trạng tăng insulin ở thai nhi vào những tháng cuối của thai kỳ. Sau khi sinh ra, do trẻ không còn nhận được lượng đường nhiều như khi còn đang ở trong tử cung của người mẹ nữa thì sự dư thừa insulin sẽ làm cho đường máu bị hạ ở trẻ sơ sinh, dễ gây tổn thương cho các tế bào thần kinh ở não bộ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
  • Khả năng thiểu năng tâm – thần kinh và bị tiểu đường về sau.
  • Thai to sẽ dễ bị sang chấn thương như bị gãy xương đòn hoặc trật khớp vai.
  • Bị suy hô hấp do lượng insulin tăng cao làm kháng corticoids, sẽ dẫn đến giảm chế tiết surfactans, sự trưởng thành của phổi cũng bị.

>>>> Xem thêm: Tại sao phải theo dõi cân nặng và số đo của trẻ?

Những yếu tố gây đái tháo đường ở thai kỳ cần lưu ý

  • Thai phụ mang thai muộn khi bằng hoặc quá 35 tuổi.
  • Thai phụ bị thừa cân, béo phì (BMI>=25kg/m2).
  • Đã từng sinh con trên 4kg.
  • Được bác sĩ chẩn đoán tiền ĐTĐ trước đó.
  • Mẹ được chẩn đoán bị Đái tháo đường thai kỳ trong những lần mang thai trước.
  • Cha mẹ hay anh, em ruột bị đái tháo đường
  • Chẩn đoán bị hội chứng buồng trứng đa nang.

Tại Đơn vị Sản phụ khoa Pasteur tất cả các bà mẹ bầu khi đến thăm khám đều được bác sĩ khuyến cáo cần đi khám và sàng lọc Đái tháo đường khi thai từ 24-28 tuần tuổi. Ở những phụ nữ có nguy cơ cao mắc bệnh cần được kiểm soát lượng đường huyết tốt hơn.

Cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp, chế độ tập luyện và dùng thuốc hợp lý theo bác sĩ đối với Đái tháo đường thai kỳ. Tốt nhất, nên phối hợp với bác sĩ chuyên khoa sản khoa để được tư vấn và thăm khám để đánh giá và đưa ra những lời khuyên hữu ích. 

benh-dai-thao-duong-thai-ky-2

Trên đây là những thông tin hữu ích về bệnh đái tháo đường thai kỳ mà Sản phụ khoa Pasteur đã đưa ra. Hy vọng với bài viết này sẽ giúp ích được cho các mẹ bầu đang có dấu hiệu tiểu đường kiểm soát lượng đường huyết tốt nhất để đảm bảo cho sức khỏe của trẻ sơ sinh.

>>>> Tìm hiểu thêm: Nên thực hiện siêu âm canh noãn khi nào thì cho kết quả tốt nhất