Giải Đáp: Tại Sao Trẻ Sau Sinh Phải Tiêm VITAMIN K?

tai-sao-tre-sau-sinh-phai-tiem-vitamin-k

Tại sao trẻ sau sinh phải tiêm Vitamin K? Trong giai đoạn đầu đời, việc tiêm Vitamin K cho trẻ sau sinh là một biện pháp rất quan trọng được khuyến nghị. Vitamin K có khả năng giúp ngăn ngừa nguy cơ chảy máu nội tạng và chảy máu não, bảo vệ cho bé thoát khỏi các rối loạn về đông máu. Điều này mang ý nghĩa to lớn trong việc đảm bảo sự phát triển và an toàn cho trẻ sơ sinh. Để hiểu rõ hơn về vitamin K đối với trẻ, hãy cùng sannhi.pasteur.com.vn tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Vitamin K có vai trò quan trọng với trẻ sau sinh

Lý do tại sao trẻ sau sinh phải tiêm Vitamin K? Vitamin K là khoáng chất rất cần thiết cho quá trình đông máu ở trẻ. Lượng vitamin K trong sữa mẹ ở hàm lượng rất thấp không đủ cho nhu cầu của trẻ. Vfa dẫn đến xuất huyết não do thiếu vitamin K có thể gặp:

Khởi phát sớm trong 24 giờ đầu sau khi sinh, thường gặp ở những bà mẹ đang dùng thuốc chống co giật, thuốc kháng sinh, thuốc chống lao hay là thuốc chống đông máu, điều này sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thu vitamin K. Có thể dẫn đến một số dấu hiệu như bầm tím trên da, xuất huyết nội sọ,…

Thiếu vitamin K sẽ dẫn đến xuất huyết từ 2 ngày tuổi – 7 ngày tuổi.

Khởi phát chậm sẽ bắt đầu từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 4. Cũng có một số trường hợp được chẩn đoán khi trẻ được khoảng 6 tháng tuổi. Thường gặp nhất là ở trường hợp bú sữa mẹ hoàn toàn và không được dự phòng xuất huyết bằng vitamin K sau khi sinh, có thể có xuất hiện các rối loạn chức năng gan, chảy máu nội sọ,…

Sử dụng vitamin K cho trẻ sau sinh là phương pháp tốt nhất để phòng ngừa chảy máu do bị thiếu hụt vitamin K (hay còn gọi là vitamin K deficiency bleeding – VKDB) hiệu quả được báo cáo từ năm 1800.

tai-sao-tre-sau-sinh-phai-tiem-vitamin-k-1

Trẻ sau sinh sử dụng vitamin K với liều lượng bao nhiêu?

Tại sao  trẻ sau sinh phải tiêm Vitamin K và liều lượng vitamin K bao nhiêu thì đủ? Theo như Viện hàn lân Nhi khoa Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics – AAP) đã khuyến nghị tiêm bắp vitamin K trong 6 giờ sau sinh với liều lượng:

  • Với trẻ sơ sinh có cân nặng > 1500gr thì nên được dùng lượng vitamin K 1 liều tiêm bắp 1 mg
  • Với trẻ sơ sinh có cân nặng 1500gr thì nên được dùng lượng vitamin K với liều lượng 0,3 – 0,5 mg/kg

Vitamin K đường tiêm bắp đã được chứng minh với hiệu quả cao hơn vitamin K đường uống. Phải cân nhắn kỹ lợi ích giữa sử dụng vitamin K đường tiêm và đường uống, tham khảo ý kiến và sự tư vấn của bác sĩ, tùy theo từng tình trạng cụ thể của bé mà bác sĩ sẽ tư vấn liều lượng vitamin K và đường dùng phù hợp nhất. Xuất huyết do thiếu vitamin K cần phải được theo dõi và đánh giá trong suốt 6 tháng đầu đời của trẻ, ngay cả khi trẻ được dự phòng với vitamin K sau sinh đặc biệt là ở những trẻ đang bú mẹ hoàn toàn.

>>>> Xem thêm: Bà mẹ bị covid – 19 có nên cho con bú không? Tại sao?

tai-sao-tre-sau-sinh-phai-tiem-vitamin-k-3

Có thể cho trẻ uống vitamin K thay vì tiêm vitamin K được không?

Hiện nay Bộ Y tế vẫn đang đưa ra khuyến cáo có thể bổ sung vitamin K cho trẻ bằng 1 trong 2 đường: tiêm bắp hoặc uống vitamin K. Vì thế, nếu không tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh thì trẻ cần phải được uống đủ 3 liều vitamin K theo đúng với lịch trình:

  • Liều thứ nhất: ngay sau khi trẻ được chào đời: 2mg vitamin K1.
  • Liều thứ hai: khi trẻ được 6 – 7 ngày tuổi: 2mg vitamin K1.
  • Liều thứ ba: khi trẻ vừa tròn 1 tháng tuổi: 2mg vitamin K1.

Trẻ sơ sinh có thể bổ sung vitamin K bằng đường uống nhưng hiệu quả sẽ không được cao như đường tiêm. Tuy nhiên, so với đường uống thì đường tiêm có khả năng ngăn ngừa xuất huyết não ở trẻ tốt hơn và thời gian kéo dài hơn. Ngoài ra, việc bổ sung vitamin K bằng đường uống phải đủ 3 lần mới cho được hiệu quả toàn diện. Như vậy “Tại sao trẻ sau sinh phải tiêm Vitamin K” là điều hết sức cần thiết bag ba mẹ nên lưu ý.

tai-sao-tre-sau-sinh-phai-tiem-vitamin-k-2

Trên đây là những thông tin chi tiết về Tại sao trẻ sau sinh phải tiêm Vitamin K. Hy vọng với bài viết này sẽ mang đến cho bạn thông tin hữu ích và bổ sung đầy đủ vitamin K cho bé của mình để bé có thể khỏe mạnh và phát triển tốt nhất.

>>>> Tham khảo thêm: So sánh công nghệ siêu âm 5D và 4D có gì khác nhau không?