Bạn đang có những thắc mắc về siêu âm 4D trong thai kỳ và tầm quan trọng trong việc siêu âm? Siêu âm 4D là một trong những tiến bộ của y tế đáng kinh ngạc, cho phép chúng ta có cái nhìn chi tiết và chân thực về hình dáng, bộ mặt và cử động của thai nhi đang trong tử cung. Để hiểu rõ hơn về siêu âm 4D, hãy cùng sannhi.pasteur.com.vn đọc ngay bài viết dưới đây nhé!
Siêu âm 4D trong thai kỳ là gì?
Siêu âm 4D trong thai kỳ hay còn được biết đến với tên quen thuộc là siêu âm 4 chiều. Đây là một trong những kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh giúp bác sĩ quan sát trực tiếp hình ảnh và cử động thực tế của thai nhi tại thời điểm đang thực hiện quá trình siêu âm. Qua đó, bác sĩ có thể dễ dàng đánh giá được sự phát triển cũng như các dị tật bẩm sinh của thai nhi nếu có.
Bác sĩ cũng có thể tái tạo nhiều chế độ xem với các mặt cắt khác nhau. Nhờ vào 3 chiều không gian và 1 chiều thời gian, phương pháp này cho kết quả và hình ảnh rõ nét hơn khi siêu âm 2D hoặc 3D.
Vai trò quan trọng của siêu âm 4D trong thai kỳ
Siêu âm 4D có vai trò quan trọng
Quan sát được rõ nét các hình ảnh như tay chân, các cơ quan trên khuôn mặt và những cử động của thai nhi như mỉm cười, ngáp, mút tay hay nhảy trong bụng mẹ,…
Theo dõi được quá trình phát triển của thai nhi theo từng giai đoạn, đánh giá chính xác được tim thai, đo độ mờ da gáy, đánh giá sự phát triển của hệ thần kinh và xương của thai nhi,…
Phát hiện sớm các trường hợp bị đa thai, dị tật di truyền nếu có
Ngoài ra, khi siêu âm 4D trong thai kỳ còn giúp phát hiện những bất thường của cơ quan sinh dục của bà bầu.
>>>> Xem thêm: Cách lựa chọn bác sĩ nhi khoa cho trẻ tốt nhất
Cán mốc thời gian cần được siêu âm 4D
Tùy theo từng tình trạng cụ thể mà bác sĩ sẽ tư vấn về thời gian khám thai và siêu âm khác nhau. Tuy nhiên, có 3 thời điểm quan trọng cần phải siêu âm ngay dưới đây:
Tuần thai 11 – 13 tuần 6 ngày: Đây là một thời điểm quan trọng để thực hiện việc sàng lọc trước khi sinh qua việc đo độ mờ da gáy và đánh giá nguy cơ có mắc hội chứng Down hay không. Trong giai đoạn này các bộ phận của thai nhi đã được hình thành tương đối hoàn chỉnh nên việc siêu âm 4D có thể kiểm tra được một số dị tật như thiếu ngón ở trẻ sơ sinh,…
Tuần thai 20 – 22 tuần: Trong giai đoạn này, các bộ phận của thai đã được phát triển hoàn chỉnh hơn. Đây là thời điểm tốt để khảo sát hình thái học của thai nhi. Qua siêu âm 4D, bác sĩ có thể dễ dàng đánh giá các nguy cơ của một số dị tật như não úng thủy, sứt môi hở hàm ếch, tắc ruột, teo thực quản hay thậm chí là những bất thường khác ở tim, phổi của thai nhi,…
Tuần thai 28 – 32 tuần: Siêu âm 4D trong giai đoạn này có thể giúp bác sĩ phát hiện được tình trạng thai chậm phát triển, não úng thủy và có thể phù nhau,…
Siêu âm 4D có gây hại cho mẹ và thai nhi không?
Siêu âm 4D trong thai kỳ có gây hại cho mẹ và thai nhi không, đặc biệt là siêu âm 4D có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của thai nhi hay không là một câu hỏi được đặt ra ở rất nhiều mẹ bầu. Các nghiên cứu về siêu âm nói chung và siêu âm 4D nói riêng đã được thực hiện rất nhiều và chưa có nghiên cứu nào cho thấy việc siêu âm có gây ảnh hưởng đến thai nhi. Kỹ thuật siêu âm 4D được đánh giá là một bước cải tiến vượt bậc an toàn và mang đến một hiệu quả cao.
Mặc dù siêu âm 4D là kỹ thuật an toàn cho thai nhi nhưng không nên quá lạm dụng vào nó. Chỉ nên thực hiện vào các thời điểm cần thiết và có chỉ định của bác sĩ Sản khoa.
Trước khi siêu âm 4D mẹ bầu có cần phải nhịn ăn không?
Mẹ bầu vẫn có thể ăn trước khi thực hiện siêu âm 4D vì nó không làm ảnh hưởng đến quá trình và kết quả siêu âm. Bên cạnh đó, nhịn tiểu là việc cũng không cần thiết như khi thực hiện siêu âm bụng tổng quát.
Hy vọng bài viết này sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về siêu âm 4D trong thai kỳ. Nếu bạn còn có thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay đến số hotline: 𝟎𝟐𝟑𝟔 𝟗𝟗𝟗𝟗 𝟖𝟔𝟖 để được tư vấn miễn phí.
>>>> Xem thêm: Những nguyên nhân tại sao phải xét nghiệm nước tiểu khi khám thai?