Trẻ có biểu hiện sưng, tấy đỏ và đau ở bao quy đầu có cần điều trị? Làm cách nào để phòng ngừa tình trạng này? Con trai tôi 2 tuổi. Từ lúc mới sinh, tôi thấy bé đi tiểu khó khăn, thường phải rặn, tia nước tiểu phụt mạnh ra xa. Tôi thử kéo bao quy đầu của bé thì chỉ kéo được một nửa, gần đây có hiện sưng đỏ và đau. Cùng Phòng Khám Sản Nhi Pasteur Đà Nẵng giải đáp trường hợp này và tìm hiểu về những dấu hiệu trẻ cần điều trị hẹp bao quy đầu trong bài viết này nhé!
Hiện tượng hẹp bao quy đầu ở trẻ là gì?
Bao quy đầu là lớp da bao bọc bên ngoài giúp bảo vệ phần cuối của dương vật. Thông thường, bé nam sau khi sinh sẽ có hiện tượng bao quy đầu dính với dương vật. Khi trẻ lên 3 tuổi, bao quy đầu sẽ dễ dàng tuột xuống để lộ đầu dương vật. Với những trường hợp bé lên 5 tuổi nhưng lớp da này vẫn chít hẹp đầu dương vật thì đây là dấu hiệu trẻ bị hẹp bao quy đầu. Nếu bé nhà bạn ở độ tuổi này có dấu hiệu trên thì bạn cần đặc biệt quan tâm, đưa bé đi điều trị càng sớm càng tốt.
Hẹp bao quy đầu là tình trạng hẹp khiến da quy đầu của bé không tuột xuống khấc quy đầu. Tình trạng này nếu không điều trị sớm sẽ khiến bé khó khăn khi đi tiểu tiện. Theo thời gian, phần da quy đầu sẽ tự nong giúp phần da tuột xuống để lộ đầu dương vật. Nhờ cơ chế tự nhiên này mà tỷ lệ hẹp bao quy đầu ở trẻ 3 tuổi giảm còn 10%. Mặc dù tình trạng hẹp bao quy đầu thường xảy ra ở trẻ từ 3 đến 5 tuổi nhưng căn bệnh này cũng còn xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác. Do đó, bạn cần quan sát triệu chứng để có biện pháp điều trị kịp thời.
Dấu hiệu trẻ cần điều trị hẹp bao quy đầu
Bé đi tiểu bình thường nhưng phần da quy đầu hẹp thì có cần cắt không? Trường hợp này nếu bé nhà bạn đang trong độ tuổi từ 4 đến 5 tuổi, thì không cần điều trị tức thời. Thời điểm này bao quy đầu của bé bắt đầu mở ra để có thể dễ dàng vệ sinh. Ngược lại, cần đặc biệt quan tâm khi xuất hiện triệu chứng sưng, đỏ hay chảy mũ khi đi tiểu. Đây là các dấu hiệu cho thấy nhiễm trùng, có thể bị hẹp bao quy đầu bệnh lý. Lúc này, người lớn cần đưa trẻ đi khám để điều trị kịp thời.
Trường hợp da quy đầu của bé 2 tuổi không kéo xuống hết, có biểu hiện xưng đau thì khả năng cao bé bị viêm bao quy đầu. Đây là dấu hiệu trẻ cần điều trị hẹp bao quy đầu. Bạn nên đưa bé đi khám để chữa trị ngay. Bởi lẽ nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây viêm nhiễm tái phát nhiều lần và hình thành sẹo xơ. Bé có thể gặp phải các biến chứng như đau, nhiễm trùng vùng da quy đầu, nhiều trùng tiểu, bí tiểu, ứ đọng nhiều chất dơ ở đầu dương vật.
>>> Xem Thêm: Đường Kính Lưỡng Đỉnh Là Gì? Chỉ Số Quan Trọng Trong Siêu Âm Thai Nhi
Phòng ngừa trẻ bị hẹp bao quy đầu
Khi trẻ xuất hiện những triệu chứng nhẹ, chưa cần phẫu thuật cắt bỏ thì việc vệ sinh đúng cách là phương pháp phòng ngừa hiệu quả nhất. Ba mẹ cần quan tâm, vệ sinh dương vật của bé sạch sẽ, tránh bị viêm nhiễm. Ba mẹ cần thay tã cho bé thường xuyên. Khi trẻ bước vào giai đoạn dậy thì, bố mẹ cần hướng dẫn bé cách tự vệ sinh cơ quan sinh dục. Điều này tránh gây nhiễm trùng vùng da này, giúp ngăn chặn tình trạng hẹp bao quy đầu trở nên nặng hơn ở trẻ.
Đặc biệt, khi thấy trẻ bị hẹp bao quy đầu, ba mẹ không nên cố gắng kéo ngược bao quy đầu lại. Điều này sẽ để lại sẹo, khiến tình trạng hẹp bao quy đầu ở trẻ trở nên nặng hơn. Nếu kéo quá mạnh tay, da quy đầu không tụt lại vị trí bình thường, dẫn đến sưng nề nặng hơn. Khi đó, phải đưa trẻ vào viện để làm phẫu thuật tụt ngược lại.
Cách điều trị trẻ bị hẹp bao quy đầu
Tùy thuộc vào độ tuổi của bé và mức độ mà bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị phù hợp. Ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ điều trị bằng phương pháp lộn bao quy đầu nhẹ nhàng hàng ngày. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chọn một trong các phương pháp như bôi thuốc mỡ, corticosteroid tại chỗ, nong bao quy đầu, hướng dẫn về nhà tự nong.
Trường hợp trẻ bị hẹp bao quy đầu có kèm thêm các bệnh lý khác, bác sĩ sẽ cân nhắc phẫu thuật. Chỉ định phẫu thuật thường áp dụng cho những trường hợp sau:
- Trẻ hẹp da quy đầu điều trị nội khoa như nong, thuốc kháng viêm thất bại
- Trẻ không hợp tác khi nong
- Trẻ bị viêm xơ chai quy đầu – da quy đầu (BXO)
- Bé trai có nguy cơ nhiễm trùng tiểu lớn (bàng quang thần kinh, trào ngược bàng quang – niệu quản).
Đôi khi do yêu cầu của cha mẹ (lý do tín ngưỡng, tôn giáo). Phẫu thuật cắt bao quy đầu chống chỉ định với những bệnh nhân có rối loạn đông máu, bệnh lý toàn thân nặng, lỗ tiểu đóng thấp, dính da dương vật – bìu, vùi dương vật, nhiễm trùng tại chỗ.
>>> Xem Thêm: Nguyên Nhân Tại Sao Phải Theo Dõi Cân Nặng Và Số Đo Của Trẻ?
Pasteur – Điều trị hẹp bao quy đầu chuyên nghiệp
Tại Pasteur triển khai cắt bao quy đầu bằng máy khâu bấm tự động (Stapler). Phương pháp này đem lại rất nhiều lợi ích vượt trội hơn so với phương pháp thông thường:
- Rút ngắn thời gian thủ thuật, khoảng 5-10 phút cho toàn bộ quá trình
- Chảy máu rất ít
- Giảm thiểu tối đa nhiễm khuẩn
- Giảm sưng nề sau mổ so với phương pháp thông thường
- Thẩm mỹ
Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích, giúp bạn kịp thời phát hiện bệnh lý hẹp bao quy đầu ở trẻ. Khi trẻ xuất hiện những triệu chứng, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để điều trị hẹp bao quy đầu kịp thời. Ba mẹ có nhu cầu đặt lịch khám kiểm tra tình trạng hẹp bao quy đầu cho bé, vui lòng liên hệ Tổng đài 𝟎𝟐𝟑𝟔 𝟗𝟗𝟗𝟗 𝟖𝟔𝟖