Khi mang thai, điều quan trọng nhất là chăm sóc và bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ cho mẹ bầu. Thực đơn ăn uống đa dạng và hợp lý để mang lại sức khỏe cho mẹ. Thế nhưng, đối với với những người bị tiểu đường thai kỳ thì phải ăn uống theo thực đơn nhất định và không nên ăn quá nhiều tinh bột, đường. Vậy, tiểu đường thai kỳ ăn lê được không? Cùng sannhi.pasteur.com.vn tìm hiểu ngay thành phần dinh dưỡng của quả lê trong bài viết dưới đây nhé!
Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn lê được không?
Lê là trái cây được xếp là một trong những món ăn hàng đầu với tác dụng giúp thanh nhiệt, tiêu đờm và tư âm nhuận táo. Theo như y học cổ truyền thì quả lê có tính chất thanh nhiệt rất cao kết hợp cùng vị chua ngọt đặc trưng giúp thanh tâm giáng hỏa, nhuận trường, khả năng tiêu độc và dưỡng huyết sinh tân.
Quả lê mang lại giá trị dinh dưỡng rất cao so với nhiều loại trái cây khác. Hàm lượng chất xơ lớn với đa dạng dưỡng chất và ít năng lượng. Chính vì thế, nhiều người hay thắc mắc tiểu đường thai kỳ ăn lê được không?
Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ có thể ăn lê, tuy nhiên chỉ nên ăn với một lượng vừa phải. lê tuy mang lại nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, nhưng mẹ bầu vẫn cần phải kiểm ăn lê cẩn thận. Lê có chứa lượng đường tự nhiên ít hơn so với các loại trái cây khác, nhưng kiểm soát lượng đường trong máu là điều rất quan trọng.
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tiêu thụ lê để được bác sĩ tư vấn và đưa ra những lời khuyên chính xác nhất đối với tình trạng bệnh tình của bạn.
Những lợi ích khi tiểu đường thai kỳ ăn lê
Trước khi đi tìm hiểu liệu tiểu đường thai kỳ ăn lê được không hãy cùng khám phá xem lợi ích mà lê mang lại cho bà bầu nhé:
Cung cấp hàm lượng nhỏ axit folic cần thiết cho mẹ bầu
Trong một trái lê có chứa khoảng 12mcg axit folic. Tuy là hàm lượng axit này không nhiều nhưng cũng có thể hỗ trợ cung cấp lượng axit floic cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, axit floic còn giúp ngăn ngừa được tình trạng dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
Giúp loại bỏ đi các chất độc tố có trong cơ thể
Lê có chứa hàm lượng tannin rất cao đây là loại chất có thể giúp loại bỏ các kim loại nặng và những độc tố có trong cơ thể của mẹ bầu làm giảm đi nguy cơ gây ra dị tật bẩm sinh cho thai nhi khi đang còn trong bụng mẹ.
Hỗ trợ giúp xương chắc khỏe
Trung bình trong mỗi quả lê có thể cung cấp khoảng 16mg canxi. Đây là một trong những khoáng chất giúp cho xương và răng của thai nhi được phát triển nhanh chóng.
Hỗ trợ chống lại các bệnh về nhiễm trùng
Lê là một loại quả có chứa hàm lượng vitamin C dồi dào. Trong một quả lê có thể chứa khoảng 10mg vitamin C với mức dinh dưỡng này có thể cung cấp đủ lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể của người phụ nữ mang bầu. Không những thế, lê còn mang lại nheieuf công dụng khác như giúp phòng ngừa được các bệnh cảm lạnh hay cảm cũm theo mùa hiệu quả.
Ngoài ra, hàm lượng vitamin C dồi dào có trong quả lê còn có thêm công dụng là giúp chống lại các nhiễm trùng. Kết hợp ăn lê với các loại thực phẩm khác như thực phẩm giàu chất sắt để giúp cơ thẻ được hấp thụ hàm lượng sắt tốt hơn.
>>>> Xem thêm: Bà Bầu Bị Tiểu Đường Thai Kỳ Ăn Kiwi Được Không?
Cung cấp nguồn năng lượng tích cực cho bà bầu
Theo như các chuyên gia dinh dưỡng thì lê có khả năng cung cấp cho bà bầu một nguồn năng lượng đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi mà không làm cho mẹ bầu phải lo lắng vì tăng cân vì lê không có chứa chất béo.
không những thế, lê còn mang lại kết quả tốt cho tim mạch. Hỗ trợ thúc đẩy các hoạt động tim mạch của mẹ và bé và tái tạo tế bào.
Bổ sung lê đúng cách cho người bị tiểu đường thai kỳ
Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn lê được không và làm sao để bổ sung lê đúng cách không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Mẹ bầu chỉ nên bổ sung khoảng từ 50 – 60g trái lê. Tránh ăn quá nhiều trong một ngày dễ dẫn đến những tác dụng phụ không đáng có xảy ra như bị rối loạn tiêu hóa dao cơ thể nhận quá nhiều chất xơ, tiêu chảy hay đầy bụng do nồng độ vitamin C có trong quả lê rất cao.
Mẹ bầu cần lưu ý đến thời điểm ăn của mình. Chỉ nên chia nhỉ lượng lê ăn trong ngày và các bữa ăn phụ.
Ngoài ra cần lưu ý chỉ sử dụng lê tươi ăn trực tiếp và không nên ép lấy ước. Trong nước lê sẽ làm tăng lên độ đường và làm giảm đi chất xơ cần thiết cho cơ thể.
Tiểu đường thai kỳ ăn quá nhiều lê có tác hại gì?
Tiểu đường thai kỳ ăn quá nhiều lê cũng gây ra những tác hại xấu cho sức khỏe. Vì lê có chứa hàm lượng đường tự nhiên, nên cũng có thể dễ dàng làm tăng lượng đường huyết một cách đột ngột nếu tiêu thụ quá nhiều lê trong một ngày. Không những thế, hàm lượng chấy xơ có trong lê gây rối loạn tiêu hóa và xảy ra tình trạng táo bón ở mẹ bầu gây cảm giác khó chịu. Chính vì thế, mẹ bầu chỉ nên ăn lê ở mức độ vừa phải với hàm lượng chất dinh dưỡng vừa đủ để cung cấp cho thể.
Những lưu ý mẹ bầu cần biết khi ăn lê
Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn lê được không và những lưu ý quan trọng mà mẹ cần phải biết:
- Chỉ nên ăn lê với một lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều lê để tránh tình trạng bị rối loạn hệ tiêu hóa do bị thừa lượng fructoso và dẫn đến nhiều bệnh khác liên quan đến dạ dày.
- Không nên tiêu thụ lê cùng với rau dền, thịt ngỗng hay củ cải trắng và khả năng gây ngộ độc cao và tiêu chảy.
- Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần hạn chế ăn lê.
- Khi đang bị khó tiêu mẹ không nên ăn lê bởi nó sẽ khiến mẹ bầu bị đầy bụng.
>>>> Tìm Hiểu Tiểu Đường Thai Kỳ Ăn Cherry Được Không?
Trên đây là những thông tin chi tiết giải đáp về vấn đề tiểu đường thai kỳ ăn lê được không và những lưu ý quan trọng mẹ không nên bỏ qua. Nếu bạn còn có thắc mắc gì về vấn đề này thì quên liên hệ ngay đến Pasteur đẻ được các bác sĩ tư vấn và đặt lịch thăm khám nhé!
Nguồn tham khảo: Tổng Hợp