Một Số Điều Thường Gặp Trẻ Sơ Sinh Các Mẹ Cần Lưu Ý

dieu-thuong-gap-tre-so-sinh-2

Trẻ sau khi sinh thường có sức đề kháng yếu, phụ thuộc phần lớn vào các kháng thể truyền từ mẹ lúc mang thai. Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn non nớt, sức đề kháng yếu nên dễ mắc bệnh. Trong bài viết này, cùng Pasteur Clinic điểm qua một số điều thường gặp trẻ sơ sinh để chăm sóc bé tốt hơn nhé!

𝐏𝐡â𝐧 𝐬𝐮

Sau khi sinh, nhân viên y tế và người nhà cần theo dõi lần đi tiểu và đại tiện đầu tiên của bé. Điều này nhằm đảm bảo trẻ sơ sinh không gặp vấn đề gì về đường ruột. Khi vừa chào đời, có thể bé sẽ đi đại tiểu tiện trong hai mươi bốn giờ đầu hoặc hơn. Trong một hoặc hai lần đi tiêu đầu tiên của bé, phân sẽ có màu đen hoặc xanh đậm và rất nhớt. Đây gọi là phân su, một chất tồn tại ở ruột của trẻ sơ sinh trước khi bé chào đời. Nếu trong 48h đầu tiên, bé không đi ngoài phân su thì cần phải quan tâm, kiểm tra nhằm đảm bảo rằng không có vấn đề gì đối với đường ruột của trẻ.

Đ𝐢 𝐧𝐠𝐨à𝐢 𝐫𝐚 𝐦á𝐮

Trong nhiều trường hợp, trẻ sơ sinh sẽ đi tiêu kèm theo một ít máu. Tình trạng này thường xảy ra trong vài ngày đầu tiên sau khi trẻ chào đời. Nguyên nhân trẻ đi ngoài ra máu chủ yếu do trẻ có vết nứt nhỏ ở hậu môn do đi ngoài. Điều này nói chung là vô hại, nhưng bạn cần báo ngay với bác sĩ. Khi phát hiện bất kỳ điểm bất thường nào của trẻ, cần thăm khám kịp thời để có phương pháp điều trị.  Vì tình trạng đi ngoài ra máu còn có những nguyên nhân khác cần được đánh giá và điều trị thêm.

𝐇𝐨

Ho cũng là một trong những điều thường gặp ở trẻ sơ sinh. Tình trạng này có thể liên quan đến việc sữa mẹ xuống nhanh hay chậm. Trẻ thường bị ho khi bú quá nhanh và sữa xuống nhiều. Tuy nhiên, trẻ sẽ hết ho ngay khi bé quen với việc bú mẹ. Sau nhiều ngày bú mẹ nhưng bé vẫn ho dai dẳng, thường xuyên nôn trớ khi bú, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhi khoa. Bởi lẽ, đây có thể là triệu chứng của các căn bệnh liên quan đến phổi hoặc đường tiêu hóa.

dieu-thuong-gap-tre-so-sinh-1

>>> Xem Thêm: Làm Thế Nào Để Lựa Chọn Bác Sĩ Nhi Khoa Cho Trẻ Tốt Nhất

𝐕à𝐧𝐠 𝐝𝐚

Bệnh vàng da ở trẻ khá phổ biến. Nhiều trẻ sơ sinh có sức khỏe bình thường nhưng có da hơi vàng, đây là dấu hiệu của bệnh vàng da. Tình trạng này xảy ra bởi sự tích tụ của một chất gọi bilirubin trong máu của trẻ sau sinh. Trẻ bị vàng da ở mức độ nhẹ là vô hại. Tuy nhiên, nếu nồng độ bilirubin tiếp tục tăng mà không được điều trị kịp thời, nó sẽ dẫn đến tổn thương não. Bệnh vàng da phổ biến hơn ở những trẻ không được bú mẹ tốt. Các mẹ cần lưu ý cho con bú ít nhất 8 đến 12 lần mỗi ngày, điều này sẽ tạo ra đủ sữa và giữ mức bilirubin thấp.

dieu-thuong-gap-tre-so-sinh-1

 

Bệnh vàng da sẽ xuất hiện trên mặt đầu tiên, sau đó là ngực và bụng. Trong một số trường hợp, vàng da có thể xuất hiện ở cánh tay và chân. Kết mạc của mắt (phần màu trắng) của trẻ cũng có thể có màu vàng. Bác sĩ nhi sẽ dựa trên màu da cũng như tuổi của trẻ và các yếu tố khác  để yêu cầu xét nghiệm máu nhằm chẩn đoán chính xác tình trạng này. Trong vòng 24h sau khi bé chào đời, tình trạng vàng da xuất hiện, cần xét nghiệm bilirubin để chẩn đoán chính xác. Nếu bạn nhận thấy tình trạng vàng da của bé tăng đột ngột, hãy liên hệ với bác sĩ nhi khoa để được hỗ trợ kịp thời nhé!

𝐓𝐡ờ ơ 𝐯à 𝐛𝐮ồ𝐧 𝐧𝐠ủ

Thông thường trẻ sơ sinh dành phần lớn thời gian để ngủ. Điều này hoàn toàn bình thường miễn là trẻ thức dậy vài giờ một lần, bú đầy đủ, không quấy khóc. Nhưng nếu bé hiếm khi tỉnh táo, không tự thức dậy để bú, hoặc có vẻ quá mệt mỏi hoặc không muốn bú, đây là lúc bạn nên liên hệ bác sĩ y khoa. Đây là một trong những điều thường gặp ở trẻ sơ sinh, cần điều trị kịp thời. Tình trạng thờ ơ này có thể là triệu chứng của một căn bệnh nghiêm trọng của bé. Điều này đặc biệt nghiêm trọng nếu đó là sự thay đổi đột ngột trong thói quen thông thường của trẻ.

𝐒𝐮𝐲 𝐡ô 𝐡ấ𝐩

Sau khi trẻ chào đời, bé thường mất vài giờ để hình thành kiểu thở bình thường. Sau đó bé hoàn toàn thở bình thường và không gặp khó khăn gì nữa. Tuy nhiên, nếu phát hiện trường hợp bất thường ở trẻ, thì đó thường là do đường mũi bị tắc.

Tuy nhiên, nếu bé nhà bạn có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào sau đây, hãy liên hệ ngay cho bác sĩ nhi khoa:

  • Thở nhanh, bé thở hơn sáu mươi nhịp thở trong một phút. Mặc dù trẻ sơ sinh thường thở nhanh hơn người lớn, nhưng việc bé thở hơn sáu mươi nhịp thở là điều bất thường. 
  • Cơ vùng liên sườn co rút (hút các cơ giữa các xương sườn với mỗi hơi thở, để xương sườn của bé nhô ra) hoặc vùng hõm ức
  • Cánh mũi của bé phập phồng
  • Da bé xanh hoặc tím dai dẳng không cải thiện.

dieu-thuong-gap-tre-so-sinh-4

𝐂𝐡ả𝐲 𝐦á𝐮 𝐠ố𝐜 𝐫ố𝐧

Khi bạn quan sát dây rốn của trẻ, bạn sẽ nhận thấy một vài giọt máu trên tã thấm ra từ cuống rốn. Điều này hoàn toàn bình thường ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên sẽ nghiêm trọng nếu dây rốn chảy máu nhiều. Ngay lúc này hãy liên hệ cho bác sĩ ngay để điều trị kịp thời. Đây có thể là biểu hiện của cuống rốn bị nhiễm trùng, trẻ cần được điều trị y tế. Mặc dù nhiễm trùng rốn không phổ biến nhưng bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu thấy bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:

  • Rốn chảy dịch màu vàng và có mùi hôi
  • Phần da xung quanh gốc dây rốn đỏ
  • Trẻ khóc khi bạn chạm vào vùng cuống rốn hay vùng da bên cạnh

𝐔 𝐡ạ𝐭 𝐫ố𝐧

U hạt rốn là một trong những điều thường gặp ở trẻ sơ sinh, các mẹ cần lưu ý. Thông thường sau khi dây rốn rụng, nó sẽ khô hoàn toàn. Tuy nhiên, ở một vài trẻ sơ sinh thì dây rốn sẽ hình thành u hạt hoặc một khối mô sẹo nhỏ, đỏ, nằm trên rốn. Khối u hạt ở dây rốn sẽ chảy ra một chất dịch màu vàng nhạt. Khi thấy những biểu hiện này, bạn đừng quá lo lắng. Tình trạng này thông thường sẽ biến mất sau khoảng một tuần. Nếu những biểu hiện này kéo dài dai dẳng, phải báo ngay cho bác sĩ nhi khoa. Bác sĩ sẽ phải đốt mô hạt để điều trị u hạt rốn. 

>>> Xem Thêm: Dấu Hiệu Trẻ Cần Điều Trị Hẹp Bao Quy Đầu

𝐓𝐡𝐨á𝐭 𝐯ị 𝐫ố𝐧

Khi bé khóc, bạn quan sát nếu vùng dây rốn của bé bị đẩy ra ngoài, đây có thể là biểu hiện của thoát vị rốn. Thoát vị rốn là một lỗ nhỏ ở phần cơ của thành bụng cho phép mô phình ra khi áp lực trong bụng tăng lên (tức là khi bé khóc). Đây không phải là một căn bệnh quá nghiêm trọng nên bạn không cần phải quá lo lắng. Thoát vị rốn thường tự khỏi trong vòng 12 đến 18 tháng đầu tiên. Khi trẻ từ ba đến năm tuổi mà thoát vị rốn không tự lành, lỗ thủng có thể cần được phẫu thuật. 

Trên đây là một số điều thường gặp ở trẻ sơ sinh các mẹ cần lưu ý. Nếu ba mẹ có nhu cầu đặt lịch khám, kiểm tra sức khỏe của bé, vui lòng liên hệ Tổng đài 𝟎𝟐𝟑𝟔 𝟗𝟗𝟗𝟗 𝟖𝟔𝟖. Pasteur Clinic với đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm và luôn đặt sự tận tâm lên hàng đầu.