Tìm Hiểu Về Siêu Âm Đầu Dò Qua Âm Đạo – Khi Nào Nên Thực Hiện?

sieu-am-dau-do-qua-am-dao

Siêu âm Đầu Dò Qua âm Đạo trong y tế là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn và không gây đau đớn. Phương pháp này sử dụng sóng siêu âm để tạo ra hình ảnh rõ nét nhất về các cơ quan và cấu trúc bên trong tử cung của người mẹ. Phương pháp siêu âm này không chỉ hỗ trợ trong việc chẩn đoán một số bệnh lý mà còn giúp theo dõi được quá trình mang thai và tìm hiểu chính xác về sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Vậy, phương pháp siêu âm này nên được thực hiện khi nào để mang lại kết quả tốt nhất? 

Tìm hiểu về siêu âm đầu dò qua âm đạo là gì?

Phương pháp siêu âm đầu dò qua âm đạo là phương pháp khám phụ khoa phổ biến nhất có khả năng giúp bác sĩ sản khoa đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe sinh sản ở người phụ nữ. Bác sĩ sẽ sử dụng một dụng cụ đầu tròn với kích thước khoảng 2 – 3 inch (khoảng 5 – 7,5cm) để tiếp xúc với thành âm đạo. Sóng âm tần cao sẽ tiếp xúc qua ngã âm đạo giúp hiển thị hình ảnh chuyên sâu và mang lại độ chính xác cao nhất.

Phương pháp siêu âm đầu dò âm đạo này giúp chẩn đoán được nhiều vấn đề về bệnh lý phụ khoa như: viêm nhiễm phụ khoa, u nang buồng trứng hay ung thư cổ tử cung, đánh giá độ dày của niêm mạc tử cung, đo kích thước nang trứng trội để đánh giá được sự rụng trứng…Ở phụ nữ khi mang thai, siêu âm qua đầu dò sẽ giúp theo dõi được sự quá trình phát triển của thai nhi, ngăn ngừa những tình trạng thai ngoài tử cung vỡ…

Siêu âm qua đầu dò âm đạo được chỉ định cho những người đã lập có gia đình hoặc đã từng quan hệ tình dục. Bác sĩ sẽ tiến hành di chuyển đầu dò quanh âm đạo, không gây ảnh hưởng đến vùng cổ tử cung và tử cung. Đây là một phương pháp siêu âm an toàn, chỉ có cảm giác hơi khó chịu một chút nhưng không gây đau.

sieu-am-dau-do-qua-am-dao-1

Nên siêu âm đầu dò âm đạo khi nào?

Bác sĩ có thể khuyến nghị thực hiện siêu âm đầu dò âm đạo khi người bệnh đi khám phụ khoa định kỳ có các dấu hiệu sau:

  • Bị đau vùng chậu.
  • Có hiện tượng xuất huyết hay bị tiết dịch âm đạo bất thường.
  • Có kết quả bất thường khi đi khám vùng chậu hoặc bụng.

Hoặc phụ nữ mang thai cũng có thể được khuyên thực hiện kỹ thuật siêu âm đầu dò âm đạo nhằm các mục đích:

  • Xác định mang thai sớm trong tử cung.
  • Siêu âm để đo chiều dài kênh cổ tử cung.
  • Có thể phát hiện sớm một số dị tật bẩm sinh trong thai kỳ ở 3 tháng đầu tiên và những thai có dấu hiệu bệnh lý có dự hậu xấu.
  • Bác sĩ chẩn đoán thai ngoài tử cung.

>>>> Xem thêm: Tại sao nên thực hiện phương pháp xét nghiệm NIPT?

sieu-am-dau-do-qua-am-dao-2

Ưu điểm về siêu âm Đầu Dò Qua âm Đạo 

Khác với siêu âm ở thành bụng, siêu âm đầu dò không yêu cầu người được siêu âm phải nhịn tiểu. Các thao tác khi thực hiện siêu âm đầu dò chỉ di chuyển trong vùng âm đạo, không gây tác động đến cổ tử cung, do đó sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi. So với phương pháp siêu âm thành bụng, siêu âm đầu dò âm đạo có nhiều ưu điểm nổi trội hơn trong chẩn đoán các vấn đề về các bệnh sản phụ khoa. Hình ảnh của tử cung và phần phụ qua siêu âm qua đầu dò âm đạo sẽ được rõ nét hơn nên dễ khảo sát hơn so với phương pháp siêu âm khác. Trường hợp gây khó khảo sát như người có lớp mỡ bụng chắc và dày thì siêu âm đầu dò âm đạo sẽ mang đến hiệu quả cao.

Siêu âm đầu dò là một kỹ thuật an toàn, được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa Sản có kinh nghiệm chuyên sâu. Tại Pasteur, Thạc sĩ Bác sĩ đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại nhiều bệnh lớn trong nước và ngoài nước, là địa chỉ mà các mẹ bầu có thể hoàn toàn yên tâm để theo dõi thai kỳ.

sieu-am-dau-do-qua-am-dao-3

Kết luận

Siêu âm Đầu Dò Qua âm Đạo trong y tế là biện pháp siêu âm phổ biến giúp phát hiện được nhiều bệnh phụ khoa để kịp điều trị. Trên đây là những thông tin chi tiết về biện pháp siêu âm mà sannhi.pasteur.com.vn vừa tổng hợp. Hy vọng rằng với bài viết này sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích nhất để đảm tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

>>>> Xem thêm: Xét Nghiệm Liên Cầu Khuẩn Nhóm B Ở Phụ Nữ Mang Thai Có Quan Trọng Không