Xét Nghiệm Liên Cầu Khuẩn Nhóm B Ở Phụ Nữ Mang Thai Có Quan Trọng Không?

xet-nghiem-lien-cau-khuan-nhom-b-o-phu-nu-mang-thai

Xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B ở phụ nữ mang thai là một trong những bước rất quan trọng trong việc đảm bảo an toàn về sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Liên cầu khuẩn nhóm B (GBS) là vi khuẩn thường sống tự nhiên trong các hệ tiêu hóa và hậu môn ở một số người, nhưng lại có thể gây nguy hiểm đối với thai nhi trong quá trình sinh. Để hiểu rõ hơn về phương pháp xét nghiệm cũng như sự quan trọng đối với mẹ bầu, hãy cùng sannhi.pasteur.com.vn tham khảo ngay chi tiết bài viết dưới đây.

Xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B ở phụ nữ mang thai là gì?

Liên cầu khuẩn Group B Streptococcus (GBS) ở phụ nữ mang thai là vi khuẩn trong âm đạo và trực tràng của mẹ bầu. Đây không phải là các tác nhân có khả năng gây bệnh lây qua đường tình dục (STD). Đa số phụ nữ mang thai nhiễm GBS thường sẽ không có triệu chứng. Tuy nhiên, vi khuẩn GBS sẽ có khả năng tổng hợp prostaglandin E2 làm tăng nguy cơ sảy thai, vỡ màng ối hoặc sinh non,…

Thực hiện xét nghiệm sàng lọc cấy GBS lấy dịch âm đạo, nước tiểu hoặc lấy mẫu bằng que tăm bông ở trực tràng của mẹ bầu. Xét nghiệm GBS thường được thực hiện vào tuần thứ 35 đến tuần thứ 37 của thai kỳ. 

xet-nghiem-lien-cau-khuan-nhom-b-o-phu-nu-mang-thai-1

Vì sao cần xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B ở phụ nữ mang thai?

Phần lớn khi phụ nữ mang GBS nhưng lại không có các triệu chứng, khi sinh qua đường âm đạo có khả năng sẽ lây truyền cho thai nhi. Khi bà mẹ bầu nhiễm GBS, trẻ sơ sinh có thể tiếp xúc với GBS trong suốt quá trình chuyển dạ do hít hay nuốt nước ối hay dịch âm đạo. Hầu hết trẻ của các bà mẹ nhiễm GBS không bị nhiễm bệnh, tuy nhiên vẫn cần lưu ý rằng khi trẻ nhiễm GBS có thể sẽ xuất hiện nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi, di chứng thần kinh hay thậm chí có thể gây tử vong. Do đó, cần đánh giá sản phụ có nhiễm GBS trước khi sinh hay không để được điều trị kịp thời và theo dõi tăng cường để phát hiện được sớm nhất những nhiễm trùng sơ sinh ở trẻ.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) phụ nữ mang thai cần phải làm xét nghiệm sàng lọc liên cầu khuẩn nhóm B. Khi phát hiện bị nhiễm GBS, bác sĩ sẽ chỉ định nên tiêm kháng sinh dự phòng đường tĩnh mạch. Kháng sinh dự phòng cũng được yêu cầu trong trường hợp sản phụ có vỡ ối, chuyển dạ trước tuần thứ 37 hoặc có tiền sử sinh con bị nhiễm trùng sơ sinh GBS. Điều trị kháng sinh dự phòng GBS trong chuyển dạ sẽ giảm được tỷ lệ lây truyền dọc cho con rất thấp.

>>>> Xem thêm: Khi nào nên thực hiện chọc ối? Chọc ối có những nguy hiểm gì?

xet-nghiem-lien-cau-khuan-nhom-b-o-phu-nu-mang-thai-2

Liên cầu khuẩn nhóm B gây nguy hiểm cho thai nhi?

Với thai phụ: Khi bị nhiễm GBS sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, vỡ màng ối, viêm nội mạc tử cung, nhiễm trùng vết mổ hay thậm chí là thai chết lưu và sinh non.

Đối với thai nhi:

  • Nhiễm trùng sớm: Khi trẻ sơ sinh 7 ngày đầu hoặc trong vòng 24 – 48 giờ sau sinh đã bị nhiễm khuẩn sẽ xuất hiện các triệu chứng ngưng thở, suy hô hấp, lơ mơ, nhiễm trùng huyết, viêm màng não với tỉ lệ gây tử vong cao.
  • Nhiễm trùng muộn: Thường gặp nhất khi trẻ ở khoảng 30 ngày tuổi. Trẻ thường có những dấu hiệu  nghiêm trọng như viêm màng não, viêm khớp, nhiễm trùng máu và viêm xương tủy. Nhiễm trùng giai đoạn muộn sẽ ít gặp hơn và tỷ lệ tử vong cũng thấp hơn so với nhiễm trùng sớm. Tuy nhiên, những trẻ bị nhiễm trùng giai đoạn muộn vẫn có nhiều khả năng sẽ để lại di chứng vĩnh viễn.

xet-nghiem-lien-cau-khuan-nhom-b-o-phu-nu-mang-thai-3

Kết luận

Xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B ở phụ nữ mang thai là xét nghiệm vô cùng quan trọng. Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ bầu và thai nhi, phụ nữ mang thai nên tiến hành xét nghiệm theo đúng chỉ thị của bác sĩ. Hy vọng với bài viết này sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Nếu bạn còn có thắc mắc nào, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với Pasteur để được bác sĩ hướng dẫn nhé!

>>>> Tham khảo: Xét Nghiệm Double Test Trong Thai Kỳ – Những Điều Mẹ Bầu Cần Lưu Ý