Khi Nào Nên Thực Hiện Chọc Ối Và Những Nguy Cơ Gây Nguy Hiểm

khi-nao-nen-thuc-hien-choc-oi

Hầu hết các mẹ bầu đều biết thai nhi được bao bọc bởi nước ối trong thai kỳ. Nước ối có chứa các tế bào và protein khác của thai nhi. Bác sĩ sẽ dùng một cây kim rất nhỏ đưa qua thành bụng dưới theo hướng dẫn của siêu âm để lấy một lượng nước ối. Tuy nhiên, có nhiều bà mẹ bầu vẫn chưa biết khi nào nên thực hiện chọc ối để an toàn và mang lại kết quả tốt nhất. Để hiểu rõ hơn về thông tin chi tiết, hãy cùng sannhi.pasteur.com.vn tham khảo ngay bài viết được tổng hợp dưới đây.

Khi nào nên thực hiện chọc ối?

Khi nào nên thực hiện chọc ối để an toàn và mang lại hiệu quả? Giống như lấy máu cuống rốn và sinh thiết gai nhau thì chọc ối không phải là một xét nghiệm ở hầu hết tất cả phụ nữ mang thai. Có một số trường hợp nguy cơ với các rối loạn di truyền sẽ có khả năng chọc ối như:

  • Làm xét nghiệm sàng lọc không xâm lấn như NIPT, Double test,… mang lại kết quả có nguy cơ cao với các bệnh lý di truyền: hội chứng Down, hội chứng Edwards, hội chứng Patau và những hội chứng khác,…
  • Hình ảnh siêu âm có bất thường như: độ mờ da gáy dày, có dấu hiệu bị dị tật tim bẩm sinh,…
  • Bản thân, gia đình có tiền sử bị dị tật di truyền hoặc đã từng sinh con dị tật di truyền
  • Phụ nữ mang bầu từ 35 tuổi trở lên: vì thai nhi có nguy cơ mắc các loại bệnh về nhiễm sắc thể cao hơn và xác định được độ trưởng thành phổi của thai nhi, thường từ tuần thứ 32 đến thứ 39 của thai kỳ để chấm dứt thai kỳ trong tiền sản giật…
  • Có thể dùng chẩn đoán bị nhiễm trùng ối
  • Một số trường hợp đa ối cũng có thể áp dụng chọc ối

khi-nao-nen-thuc-hien-choc-oi-1

Khi chọc ối mang lại những nguy cơ gì?

Mặc dù kỹ thuật chọc ối được thực hiện ở những vùng có nhiều nước ối nhất, không có cấu trúc thai dưới hướng dẫn của công nghệ siêu âm, nhưng vẫn có thể mắc một số nguy cơ sau đây:

Bị rỉ ối qua đường âm đạo với một lượng ít trong khoảng một tuần.

Có thể dẫn đến sảy thai. Chọc ối trong tam cá nguyệt thứ 2 có 0,1 – 0,3% nguy cơ bị sảy thai. Nguy cơ cao hơn nếu thực hiện chọc ối trước 15 tuần của thai kỳ.

Gây chấn thương đến thai nhi do thao tác dùng kim thực hiện quá trình chọc ối, tuy nhiên hiện tượng này rất hiếm xảy ra.

>>>> Xem thêm: Xét Nghiệm Double Test Trong Thai Kỳ là gì? Những điều cần lưu ý

khi-nao-nen-thuc-hien-choc-oi-2

 

Mẹ bầu không muốn chọc ối thì phải làm sao?

Nếu lo sợ về các nguy cơ có thể xảy ra do chọc ối mà vẫn muốn xác định được chính xác tình trạng sức khỏe di truyền của thai nhi thì bạn có thể lựa chọn phương pháp sàng lọc trước khi sinh không xâm lấn GenEva (Illumina’s NIPT). Xét nghiệm này có độ chính xác cao lên tới 99,97% đối với các hội chứng Down. Ngoài ra xét nghiệm này còn xác định được hầu hết các bệnh dị tật bẩm sinh của thai nhi trong đó có các dị tật bất thường do số lượng nhiễm sắc thể, vi mất đoạn, hay bất thường NST giới tính và nhiều dị tật khác.

Xét nghiệm này được thực hiện sớm từ tuần thứ 10 và chỉ cần 7 – 10 ml mẫu máu tĩnh mạch của mẹ bầu. Đây là xét nghiệm an toàn 100% đối với mẹ bầu và thai nhi. 

khi-nao-nen-thuc-hien-choc-oi

Kết luận

Trên đây là những thông tin chi tiết về khi nào nên thực hiện chọc ối để an toàn? Những nguy cơ gây nguy hiểm mà chúng tôi đã tổng hợp. Hy vọng với bài viết này sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho các mẹ bầu và thực hiện theo đúng chỉ thị của bác sĩ để đảm bảo an toàn nhất cho cả mẹ bầu và thai nhi.

>>>> Tham khảo thêm: Quan điểm phụ nữ sau sinh cần kiêng đánh răng có đúng không?