Đau Bụng Chuyển Dạ Có Giống Đau Bụng Đi Ngoài Không?

Đau bụng chuyển dạ có giống đau bụng đi ngoài không? Mẹ bầu có dấu hiệu sa bụng dưới và thường có những cơn đau bụng kéo dài khiến mẹ bầu thắc mắc có phải là dấu hiệu chuyển dạ không? Để trả lời cho câu hỏi này, mẹ bầu cần hiểu rõ các dấu hiệu chuyển dạ, vị trí của cơn đau bụng chuyển dạ cũng như cách phân biệt với đau bụng đi ngoài. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về việc mẹ bầu chuyển dạ. Cùng Pasteur Clinic tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Đau bụng chuyển dạ có giống đau bụng đi ngoài không? 

Trên thực tế, khi bắt đầu chuyển dạ thì cơn đau bụng do chuyển dạ gây ra sẽ có tính chất tương tự với đau bụng đi ngoài. Tuy nhiên cơn đau do chuyển dạ sẽ nhiều hơn và gây khó chịu cho mẹ bầu. Cường độ và tần suất xuất hiện cơn đau cũng sẽ nhiều và mạnh hơn đau bụng đi ngoài. Thực tế rất khó phân biệt được đau bụng chuyển dạ có giống đau bụng đi ngoài không. Nguyên nhân vì dấu hiệu của đau bụng chuyển dạ khá giống với đau bụng đi ngoài. Vậy dấu hiệu nhận biết đau bụng chuyển dạ là gì? Cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo nhé.

dau-bung-chuyen-da-co-giong-dau-bung-di-ngoai-1

Đau bụng chuyển dạ ở vị trí nào? 

Đau bụng chuyển da ở vị trí nào? Đau chuyển dạ là cơn đau âm ỉ ở vùng bụng dưới, lưng hoặc gây căng cơ ở vùng xương chậu. Cơn đau chuyển dạ thật thường đều đặn và xảy ra liên tục. Đau bụng chuyển dạ thường là những cơn co thắt tử cung với tần suất và cường độ mạnh.

Đây là do quá trình co thắt tử cung để xóa mở cổ tử cung và sổ thai ra ngoài. Khi tử cung co thắt, máu lưu thông tới tử cung giảm, gây thiếu oxy cho các mô xung quanh, kích thích các thần kinh gây ra cảm giác đau. Cơn đau này có thể lan ra các vùng khác như hông, lưng, háng hoặc đùi.

Vậy đau bụng chuyển dạ có giống đau bụng đi ngoài không? Để nhận biết cơn đau bụng chuyển dạ, bạn có thể theo dõi tần suất và cường độ của các cơn co thắt tử cung. Nếu các cơn đau xuất hiện với tần suất 2 lần mỗi 10 phút, mỗi lần kéo dài tầm 30 giây trở lên thì bạn có thể khẳng định đây là giai đoạn chuyển dạ. Các cơn đau này thường kéo dài và mỗi lúc một nặng thì bạn nên đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.

dau-bung-chuyen-da-co-giong-dau-bung-di-ngoai-2

>>> Xem Thêm: Vợ Có Bầu Chồng Có Phải Đi Nghĩa Vụ Quân Sự Không?

Những dấu hiệu của việc chuyển dạ

Vỡ ối 

Vỡ ối là hiện tượng màng ối bao quanh thai nhi bị vỡ khiến dịch ối chảy ra ngoài. Vỡ ối là dấu hiệu rõ ràng nhất để nhận biết việc chuyển dạ. Mẹ bầu có thể dễ dàng cảm nhận dịch ối chảy ra từ âm đạo, gây ướt quần. Dịch ối thường có mùi tanh nồng. Khi chuyển dạ, cổ tử cung sẽ mở tầm 10cm, đầu thai nhi lọt xuống. Kết hợp với những cơn co thắt tử cung kéo dài khiến màng ối vỡ, giúp thai nhi sổ ra ngoài.

Khi cảm nhận được dịch ối, mẹ bầu nên tới bệnh viện ngay để cấp cứu kịp thời nhé. Khi bắt đầu vỡ ối đồng nghĩa với việc mẹ bầu có thể vượt cạn bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, vỡ ối có thể xảy ra cả ban đâm, khi mẹ đang ngủ. Điều này rất nguy hiểm cho mẹ và thai nhi, nếu mẹ không được cấp cứu kịp thời. Vậy nên, mẹ bầu nên theo dõi sức khỏe định kỳ để được bác sĩ thăm khám và tư vấn sức khỏe sinh sản nhé. Việc theo dõi sức khỏe thai kỳ thường xuyên sẽ giúp mẹ và gia đình chủ động hơn.

dau-bung-chuyen-da-co-giong-dau-bung-di-ngoai-3

Co thắt mạnh, thường xuyên

Những cơn co thắt tử cung kéo dài gây ảnh hưởng không nhỏ đến mẹ và thai nhi. Cơn co thắt tử cung khiến mẹ cảm giác đau dữ dội. Thông thường áp lực tử của những cơn co thắt tử cung kéo dài, dao động từ 70 – 180 mmHg. Cường độ co thắt sẽ tăng dần theo thời gian, khiến mẹ đau dữ dội. Ngoài ra, mức độ co thắt còn phụ thuộc vào từng sản phụ. Có trường hợp mẹ bầu đau đẻ dữ dội, nhưng cũng không ít mẹ không có cảm giác đau khi chuyển dạ.

Cơn đau chuyển dạ thường xuất hiện ở vùng bụng dưới, kéo dài khoảng 15 – 20 giây. Co thắt xuất hiện từng cơn, khoảng 3 – 5 phút sẽ xuất hiện một cơn và cứ lặp đi lặp lại. Thời gian về sau cơn đau sẽ dồn dập hơn, và tần xuất quặng sẽ tăng dần lên. Các cơn co thắt tử cung cũng đem lại không ít lợi ích cho mẹ bầu. Chúng giúp đoạn dưới tử cung của mẹ được thành lập tốt, sự phát triển của ngôi thai được thuận lợi hơn.

dau-bung-chuyen-da-co-giong-dau-bung-di-ngoai-4

>>> Xem Thêm: Bà Bầu Uống Nước Mía Được Không?

Sa bụng dưới

Vào tháng cuối thai kỳ, thai nhi sẽ di chuyển dần xuống phần xương chậu của mẹ bầu. Đây là một trong những dấu hiệu mẹ bầu sắp chuyển dạ. Hiện tượng này có thể xảy ra một vài tuần trước ngày vượt cạn, dễ dàng nhận biết ở mẹ bầu sinh con đầu lòng. Song đối với những mẹ sinh con lần thứ 2 trở đi, dấu hiệu này thường khó nhận biết. Mẹ bầu thường chỉ có thể nhận biết qua các dấu hiệu như co thắt tử cung hay vỡ ối,…

Khi có hiện tượng sa vùng bụng dưới, thai nhi đã ở trong tư thế sẵn sàng chào đời. Đầu của thai nhi sẽ quay xuống phía dưới, ở vị trí thấp và chèn ép lên thành tử cung. Điều này khiến mẹ bầu đi tiểu nhiều hơn, gây trở ngại cho mẹ bầu. Giai đoạn này mẹ bầu sẽ có cảm giác nặng ở cùng bụng dưới, mẹ bầu di chuyển nặng nề hơn. Tuy nhiên, thời điểm này mẹ bầu sẽ cảm giác dễ thở hơn vì thai nhi không còn lấn chiếm phổi của mẹ. Lúc này áp lực lên lồng ngực của mẹ sẽ được giảm đáng kể.

dau-bung-chuyen-da-co-giong-dau-bung-di-ngoai-5

Có thể khẳng định rằng đau bụng chuyển dạ có một vài điểm giống với đau bụng đi ngoài. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn biết cách nhận biết được cơn đau chuyển dạ để chuẩn bị tốt cho việc đón bé chào đời. Tốt nhất mẹ bầu nên thăm khám sức khỏe định kỳ để được bác sĩ tư vấn chuẩn xác về ngày dự sinh, đón bé chào đời nhé.