Những Điều Cần Biết Về Lấy Máu Gót Chân Ở Trẻ Sơ Sinh

lay-mau-got-chan-o-tre-so-sinh

Khi em bé được chào đời, sức đề kháng còn rất yếu. Chính vì thế, việc kiểm tra sức khỏe và theo dõi các chỉ số rất quan trọng. Lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh cũng là một trong những biện pháp đơn giản nhưng quan trọng giúp phát hiện được các bệnh lý ở trẻ sớm nhất và các vấn đề tiềm ẩn. Trong bài viết này, sannhi.pasteur.com.vn sẽ tìm hiểu về những điều cần biết khi lấy máu gót chân cho trẻ.

Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh để làm gì?

Đa phần đối với những bệnh rối loạn chuyển hóa và di truyền trong giai đoạn sơ sinh rất khó để nhận biết được và khó chẩn đoán ở giai đoạn sớm nhất. Việc lấy máu gót chân là phương pháp để sàng lọc sơ sinh có thể giúp phát hiện sớm các vấn đề về rối loạn hay là các bệnh lý bẩm sinh. Khi được điều trị sớm và kịp thời, khả năng trẻ có thể sẽ phục hồi và phát triển bình thường được. Vị trí gót chân ở trẻ kém nhạy cảm hơn so với những bộ phận khác ở cơ thể nên giảm bớt đi cảm giác đau.

Xét nghiệm sàng lọc này có thể phát hiện được nhiều bệnh lý và bất thường như:

Tình trạng thiếu men G6PD: Bệnh di truyền do dị dạng nhiễm sắc thể X gây vàng da ở trẻ. Khi trẻ bị thiếu men G6PD dẫn đến hồng cầu sẽ bị phá hủy bởi các chất oxy hóa dẫn đến tình trạng bị thiếu máu ở hồng cầu.

Bị suy giáp bẩm sinh: Tuyến giáp có vai trò rất quan trọng trong việc điều hòa cho sự phát triển của cơ thể ở trẻ. Suy giáp bẩm sinh được xem là một rối loạn nội tiết và tuyến giáp không sản xuất đủ lượng hormon sẽ làm ảnh hưởng đến thể trạng và trí tuệ của trẻ.

Tăng sinh tuyến thượng thận ở bẩm sinh: Bệnh di truyền ở nhiễm sắc thể thường là do thiếu hụt lượng enzym tổng hợp hormon ở vỏ thượng thận. Khi tuyến thượng thận của trẻ không sản xuất đủ lượng hormon cortisol và aldosteron cần thiết cho cơ thể dẫn đến việc trẻ dậy thì sớm và có những bất thường ở cơ quan sinh dục.

Bệnh Phenylceton niệu (PKU): Được xem là một rối loạn gây tích tụ acid amin phenylalanin. Khi được phát hiện ra sớm nhất thì bệnh sẽ có hướng điều trị và có chế độ ăn hợp lý.

lay-mau-got-chan-o-tre-so-sinh-1

Nên thực hiện lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh khi nào?

Việc thực hiện lấy máu gót chân ở trẻ được thực hiện khoảng từ 24-72 giờ đầu sau khi được sinh ra. Thời điểm lý tưởng nhất là từ 48 giờ – 72 giờ tuổi và khi trẻ đã ăn sữa được 8 lần. Tùy theo từng trường hợp khi trẻ sinh đủ tháng hay non tháng mà các bác sĩ sẽ có tư vấn lấy máu phù hợp nhất.

>>>> Tham khảo ngay: Hiện tượng dính ruột sau sinh là gì? Có nguy hiểm không?

Xét nghiệm lấy máu gót chân có gây nguy hiểm không?

Phương pháp lấy máu gót chân không ra nguy hiểm cho trẻ. Hiện nay các cơ sở y tế đã thực hiện được các phương pháp sàng lọc này với chi phí phù hợp và mang đến những một hiệu quả cao cho sự phát triển tốt nhất ở trẻ.

Tại Pasteur Clinic việc lấy máu gót chân này là một trong những xét nghiệm trước và sau khi sinh cho cả bà mẹ và con. Quy trình khám chữa bệnh tại đây được xây dựng với một qua trình khám và điều trị chất lượng, thiết kế không gian phòng khám thoáng mát, sạch sẽ, các bác sĩ tư vấn hợp nhiệt tình thân thiện.

lay-mau-got-chan-o-tre-so-sinh-2

Trên đây là thông tin chi tiết về những điều cần biết khi lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh mà mẹ cần lưu ý. Hy vọng với bài viết này sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích nhất để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện ở trẻ sơ sinh. Nếu bạn còn có thắc mắc nào về vấn đề này và cần được giải đáp thì đừng quên liên hệ ngay đến Pasteur nhé.