Tại Sao Phải Tiến Hành Lấy Máu Xét Nghiệm Cho Bé?

lay-mau-xet-nghiem-cho-be

Ở tại các cơ sở y tế, bác sĩ thường xuyên cần phải xét nghiệm để hỗ trợ cho chẩn đoán và điều trị đối với một số bệnh lý nhất định. Việc bé bị chích kim để lấy máu là một mối quan tâm lớn của hầu hết các ba mẹ: Có nhất thiết cần lấy máu của bé không? Khi lấy máu bé có bị đau quá không? Bé có bị lấy nhiều máu quá không? Tại sao cần phải lấy máu xét nghiệm cho bé nhiều lần? v.v…Đó là những băn khoăn lo lắng của ba mẹ đang rất cần được giải đáp. Hãy đọc ngay bài viết dưới đây, sannhi.pasteur.com.vn sẽ giải đáp mọi nghi nghi vấn của ba mẹ nhé!

Lấy máu xét nghiệm cho bé

Có một điều chắc chắn rằng tất cả bác sĩ đều đã từng là trẻ nên cũng đã từng phải trải qua những nỗi lo sợ của các bé khi bị tiêm chích, cũng như nhiều bác sĩ là bậc cha mẹ nên cũng thấu hiểu được nỗi lòng của ba mẹ khi con cần phải lấy máu để xét nghiệm. 

Tại Nhi khoa Pasteur, các bác sĩ sẽ luôn luôn cân nhắc việc có cần thiết phải thực hiện xét nghiệm máu hay không và chỉ chỉ định xét nghiệm khi điều đó là thực sự cần. Có nhiều ba mẹ thì nghĩ rằng việc xét nghiệm có thể tìm ra tất cả bệnh nên khi đến khám đã yêu cầu bác sĩ “lấy máu xét nghiệm” cho bé. Trong những trường hợp đó, bác sĩ sẽ từ chối thực hiện khi thấy xét nghiệm máu là không cần thiết vì vừa tốn kém mà lại vừa có thể làm cho bé sợ hãi mỗi khi đến khám.

lay-mau-xet-nghiem-cho-be-1

Xét nghiệm máu có ảnh hưởng đến sức khỏe em bé hay không? Lấy bao nhiêu máu là đủ khi xét nghiệm

Theo như khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới, lượng máu lấy làm xét nghiệm cho bé trong điều kiện bình thường không được quá 3ml/kg/24 giờ, nghĩa là đối với bé có cân nặng khoảng 10kg không được lấy quá 30ml. Như vậy, lượng máu 0,5-2ml là một lượng máu vừa đủ không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé.

Lấy máu xét nghiệm có gây đau cho bé không?

Lấy máu xét nghiệm cho bé chắc chắn sẽ gây đau, nhưng ở mỗi trẻ có ngưỡng chịu đựng mức độ đau khác nhau nên có bé vẫn cười sau khi chích và có bé vừa nhìn thấy kim đã khóc. Mức độ đau mà bé cảm nhận phụ thuộc vào sự chuẩn bị tâm lý của ba mẹ cho bé đối với việc lấy máu xét nghiệm. 

Ở ba mẹ nếu động viên và khích lệ bé lấy máu thì “mức đau” sẽ nhẹ hơn hoặc sẽ không bị đau. Thường thì ba mẹ vẫn động viên con “đau như kiến thôi cắn ấy mà, không có gì phải sợ” thì bé vẫn sẽ bình tĩnh hơn mặc dù bé có trả lời “con rất sợ kiến cắn”. Rất nhiều bé có nỗi sợ kim chích do những sai lầm mà người lớn thường mắc phải là dùng hình ảnh kim  tiêm để dọa bé. Đã tạo nên một tâm lý sợ hãi trước như vậy làm cho bé thấy bị kim chích là một ác mộng. 

Chính sự sợ hãi đó của bé góp phần rất lớn vào việc lấy máu xét nghiệm không thành công. Do vậy, ba mẹ cần phải chuẩn bị tâm lý thật tốt cho bé trước để giảm nỗi sợ hãi của bé đối với việc “bị tiêm chích”. Sự chuẩn bị tâm lý sẽ giúp “giảm đau” cho bé tốt hơn.

>>>> Xem thêm: Phân biệt sự khác nhau giữa xét nghiệm Double test và Triple test

lay-mau-xet-nghiem-cho-be-2

Lấy máu cho bé có dễ không?

Việc lấy máu xét nghiệm cho bé thường gặp phải những khó khăn như:

  • Ở bé mạch máu rất nhỏ và khó nhìn thấy
  • Vì bé quá sợ hãi nên thường sẽ quấy khóc và  không hợp tác
  • Sự lo lắng của ba mẹ làm ảnh hưởng tâm lý của nhân viên y tế. 

Chính sự không hợp tác, dãy dụa của bé làm việc lấy máu khó khăn hơn. Bên cạnh đó, sự lo lắng quá mức của các ba mẹ cũng sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý của đội ngũ nhân viên y tế khi lấy máu cho bé. Nhiều trường hợp ba mẹ nhìn thấy sự có mặt của mình có thể gây ảnh hưởng đến việc lấy máu cho bé nên đã chủ động tránh ra ngoài để các bạn kỹ thuật viên/điều dưỡng thực hiện thao tác. Để việc lấy máu trở nên dễ dàng hơn thì cần sự hợp tác rất lớn của bé và cả ba mẹ.

Tại sao con tôi bị lấy máu thường xuyên và nhiều hơn?

Dù cùng một bệnh nhưng mức độ nặng nhẹ của mỗi bé là khác nhau nên các bác sĩ sẽ phải cân nhắc chỉ định xét nghiệm máu. Ví dụ trong những hoàn cảnh bệnh nặng, cùng một xét nghiệm máu có thể phải được làm đi làm lại vài lần trong một ngày để có thể theo dõi được tình hình diễn tiến bệnh lý để hỗ trợ cho việc chẩn đoán và điều trị chính xác nhất. 

Với một số bệnh lý như bệnh sốt xuất huyết, sốt rét,…có thể bé phải làm xét nghiệm mỗi ngày để theo dõi và điều trị kịp thời khi bệnh có tình hình không tốt. Ngược lại, cũng có nhiều trường hợp do ba mẹ lo lắng yêu cầu làm xét nghiệm nhưng bác sĩ vẫn từ chối vì nó không cần thiết. Trong mọi trường hợp, số lượng máu lấy và lần lấy để tiến hành xét nghiệm sẽ luôn được bác sĩ cân nhắc trước khi chỉ định để có thể đem lại kết quả điều trị tốt nhất cho bé.

lay-mau-xet-nghiem-cho-be-1

 

Lấy máu xét nghiệm cho bé thật sự cần thiết đối với một số bệnh lý. Hy vọng với bài viết này, chúng tôi sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích nhất. nếu bạn còn thắc mắc nào thì đừng quên liên hệ ngay với chúng tôi để được đội ngũ nhân viên y tế tư vấn miễn phí nhé.

>>>> Tham khảo thêm: Một số điều thường gặp trẻ sơ sinh ba mẹ phải lưu ý