Bánh tráng trộn đã trở thành một món ăn quen thuộc không thể thiếu tại đường phố ở Việt Nam. Tuy nhiên, với tình trạng bệnh tiểu đường ngày càng gia tăng cũng có nhiều câu hỏi xuất hiện liệu bà bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn bánh tráng trộn được không? Bánh tráng trộn có gây ảnh hưởng đến thai nhi không? Để hiểu rõ về thông tin này, hãy cùng sannhi.pasteur.com.vn giải đáp các vấn đề về bánh tráng trộn đối với bà bầu trong bài viết dưới đây nhé!
Bà bầu tiểu đường thai kỳ ăn bánh tráng trộn được không?
“Bà bầu tiểu đường thai kỳ ăn bánh tráng trộn được không?” là câu hỏi được rất nhiều me bầu đặt ra. Theo như các chuyên gia y tế, mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn bánh tráng trộn. Tuy nhiên, ăn với lượng vừa phải và nên ăn càng ít càng tốt.
Trong bánh tráng trộn có chứa đầy đủ các loại topping có thể chứ đến 330kcal. Không những thế, người bán còn sử dụng dầu điều để tạo màu, hành phi cùng với nhiều nguyên liệu khác cũng có chứa rất nhiều chất béo và tinh bột. Khi những chất này được đưa vào trong cơ thể sẽ rất khó để có thể tiêu thụ hết và dẫn đến chứng bị thừa cân, béo phì ở mẹ bầu và không những thế còn có thể bị tiểu đường thai kỳ.
Không chỉ vậy, nguyên liệu có trong bánh tráng trộn như rau răm, bánh tráng, hành phi, bơ và tỏi cũng đều không có nguồn gốc và hạn sử dụng, không đảm bảo vệ sinh và an toàn cho mẹ bầu khiến cho các mẹ dễ bị nhiễm trùng đường ruột hay nhiễm các loại ký sinh trùng và dẫn đến bị ngộ độc thực phẩm. Từ đó sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi trong bụng.
Bà bầu tiểu đường thai kỳ ăn bánh tráng trộn được không? Trong bánh tráng có chứa rất nhiều loại chất béo và tinh bột. Đối với những bà bầu bị tiểu đường thai kỳ thì nên hạn chế việc tiêu thụ bánh tráng trộn để tránh tình trạng bệnh tình trở nặng hơn.
Khi ăn quá nhiều bánh tráng trộn gây ra ảnh hưởng gì?
Bánh tráng trộn từ lâu đã trở thành món ăn vặt quan trọng trong ẩm thực đường phố. Vậy, khi bà bầu tiêu thụ với lượng lớn bánh tráng thì sẽ gây nên những tác hại gì?
Tình trạng sảy thai
Bên trong thành phần của bánh tráng trộn có chứa rau răm, đây là loại thực phẩm có thể kích thích gây co bóp cổ tử cung. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, sức đề kháng của thai nhi còn rất yếu, kích thước nhỏ nên việc co bóp tử cung quá mạnh có thể khiến cho bé bị đẩy ra ngoài dẫn đến tình trạng chảy máu tử cung và gây sảy thai.
Mẹ bầu bị nổi mụn
“Bà bầu tiểu đường thai kỳ ăn bánh tráng trộn được không” Khi bà bầu ăn quá nhiều bánh tráng trộn dẫn đến tình trạng mất cân bằng nội tiết tố khiến cho mẹ bầu bị ám ảnh bởi những nốt mụn xấu xí nổi lên. Ngoài ra, khi ăn thêm các chất cay nóng cũng có thể làm tình trạng mụn trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn.
Gây tình trạng táo bón
Bánh tráng không chỉ có chứa ít chất xơ mà nhiều mẹ bầu còn nghiện ăn những chất cay, nóng cho vào bánh tráng trộn. Khi các chất cay này vào cơ thể sẽ không đào thải được gây nên những hiện tượng nóng trong, táo bón, trĩ và bị ợ hơi trong suốt quá trình mang thai.
>>>>> Tham khảo: Tìm hiểu Bà Bầu Uống Nước Đậu Đen Con Có Trắng Không?
Mẹ bầu bị tiêu chảy
Trong bánh tráng trộn còn có thêm xoài xanh bào có vị chua đậm nên nhiều mẹ bầu khi ăn vào sẽ bị tiêu chảy cấp. Tiêu chảy khiến cho cơ thể của mẹ bầu trở nên mệt mỏi và bị kiệt sức do mất nước. Không những thế, nếu vi khuẩn E Coli có trong đồ ăn sống có thể xâm nhập vào bào thai, trẻ khi sinh ra có nguy cơ bị mắc chứng dị tật bẩm sinh.
Cách ăn bánh tráng trộn an toàn cho mẹ bầu
Bà bầu tiểu đường thai kỳ ăn bánh tráng trộn được không? Khi bà bầu ăn bánh tráng trộn cần tuân thủ theo một số những lưu ý sau đây:
- Mẹ nên hạn chế hoặc không nên ăn rau răm.
- Nên rửa thật sạch rau củ quả, ngâm muối và sát khuẩn trước khi được chế biến và mang đi trộn.
- Nên tự làm các loại topping như: mực khô, bò khô hay trứng cút tại nhà để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Nên hạn chế cho ớt và dầu điều vào nước sốt khi trộn bánh tráng.
- Nên ăn bánh tráng với lượng vừa phải để tránh cho cơ thể không thể tiêu hóa được hết.
- Không nên ăn bánh tráng trộn để qua đêm, bánh tráng đã có màu sắc và mùi vị lạ.
Một số món ăn vặt khác dành cho mẹ bầu
Ngoài bánh tráng trộn ra, mẹ bầu có thể tham khảo thêm một số món ăn vặt dưới đây:
- Táo tươi, bánh quy và bơ đậu phộng.
- Sữa chua, sữa tươi trộn với các loại trái cây tươi hay các loại hạt.
- Trái cây sấy khô và các loại hạt , sinh tố hoa quả.
- Các loại phô mai, nho khô hay socola.
Trên đây là những thông tin giải đáp câu hỏi bà bầu tiểu đường thai kỳ ăn bánh tráng trộn được không mà chúng tôi vừa tổng hợp được. Hy vọng với bài viết này có thể mang đến cho mẹ bầu những thông tin hữu ích và có một thai kỳ khỏe mạnh nhất. Nếu bạn còn có thắc mắc nào thì đừng quên liên hệ đến Pasteur để được bác sĩ tại đây tư vấn nhanh nhất nhé.
>>>> Xem thêm: Mới Mang Thai 1 Tuần Có Quan Hệ Được Không? Cần Lưu Ý Gì?
Nguồn tham khảo: Nhà thuốc Long Châu