Chôm chôm là một trong những loại quả được ưa chuộng trong mùa hè. Với hương vị thơm, ngọt và mọng nước chôm chôm đã nhanh chóng được bày bán tại các chợ hay siêu thị với giá khá rẻ. Tuy nhiên, bà bầu ăn chôm chôm có an toàn không? Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn chôm chôm được không? Cùng sannhi.pasteur.com.vn giải đáp ngay trong bài viết chi tiết dưới đây.
Thành phần dinh dưỡng chính có trong chôm chôm
Chôm chôm thường được biết đến là một loại quả đặc trưng của miền tây sống nước. Mang một vị ngọt thanh, mềm và mọng nước đã trở thành một loại quả tráng miệng của hầu hết các gia đình.
Theo nghiên cứu cho thấy các thành phần chính có trong quả chôm chôm là các vitamin C,protein, vitamin C và các khoáng chất khác. Khi mẹ bầu chỉ cần ăn từ 5 – 6 quả chôm chôm là đã có thể cung cấp khoảng 50% vitamin C cho cơ thể hàng ngày.
Ngoài ra, chôm chôm cũng có chứa nhiều chất sắt như: mangan, kẽm, kali, photpho,… mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ bầu. Thế nhưng, liệu tiểu đường thai kỳ ăn chôm chôm được không?
Một số lợi ích của chôm chôm mang lại cho mẹ bầu
Chôm chôm là loại quả mang lại nhiều vitamin và khoáng chất, chính vì thế nó mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ bầu:
Hỗ trợ tốt cho đường tiêu hóa
Vì chôm chôm có chứa nhiều chất xơ nên có khả năng giúp nhuận tràng tốt. Khi mẹ bầu ăn chôm chôm có thẻ giúp cải thiện về các tình trạng táo bón mà mẹ bầu khi mang thai thường mắc phải.
Mang lại lợi ích tuyệt vời cho da và tóc của mẹ bầu
Chôm chôm cung cấp một lượng lớn vitamin E và các vitamin khác cho cơ thể. Chính vì thế, khi mẹ bầu ăn chôm chôm ở mức vừa phải cũng là giải pháp giúp cho mẹ bầu cảu thiện được vấn đề về da và tóc. Khi mang thai, tóc dễ gãy rụng, da mặt khô và lên mụn trứng cá, mẹ hãy thử ăn chôm chôm để cải thiện lại làn da của mình nhé.
Không những thế, chôm chôm còn mang lại một tác dụng thần kỳ, hỗ trợ cải thiện tình trạng rạn da trong thời kỳ mang thai hiệu quả, ngăn ngừa mụn trứng cá, nám, tàn nhang và giúp chống lão hóa cho da.
Tốt cho máu của người phụ nữ mang thai
Bà bầu tiểu đường thai kỳ ăn chôm chôm được không? Trong chôm chôm có chứa hàm lượng sắt dồi dào cung cấp cho cơ thể cải thiện được tình trạng thiếu máu do thiếu sắt ở bà bầu. Ngoài ra, sắt còn giúp kiểm soát được nồng độ hemoglobin có trong máu. Chính vì thế, ăn chôm chôm giúp cho mẹ bầu giảm bớt cảm giác mệt mỏi khi mang thai.
Hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch
Chôm chôm có chứa kẽm và đồng. Đây là những chất hết sức cần thiết cho cơ thể trong quá trình tạo tế bài bạch cầu và tăng hệ miễn dịch. Khi mang thai, cơ thể của người phụ nữ yếu đi và dễ mắc phải một số bệnh về nhiễm trùng. Ăn chôm chôm vớ một lượng hợp lý là giải pháp bổ sung các chất hỗ trợ tăng hệ miễn dịch hiệu quả.
Hỗ trợ kiểm soát được huyết áp
Các thành phần có trong chôm chôm được cho là có khả năng kiểm soát được huyết áp và hàm lượng cholesterol có trong cơ thể. Hỗ trợ tăng cường việc lưu thông máu và hỗ trợ giảm thiểu tình trạng bị phù nề khi mang thai.
Làm giảm bớt tình trạng ốm nghén
Khi mang thai, các bà bầu sẽ phải trải qua giai đoạn bị ốm nghén và sợ ngửi mùi thức ăn. Tuy nhiên, chôm chôm có vị ngọt thanh, hơi chua nhẹ nên là loại rái cây yêu thích của mẹ bầu. Ngoài ra, chôm chôm còn có khả năng giúp làm giảm ốm nghén hiệu quả và làm giảm tình trạng mệt mỏi, chóng mặt buồn nôn cho bà bầu.
>>>> Lưu ngay: Tìm hiểu tiểu đường thai kỳ ăn măng cụt được không?
Người bị tiểu đường thai kỳ ăn chôm chôm được không?
Chôm chôm được xem là một trong những loại trái cây được bà bầu yêu thích nhất. Vậy, tiểu đường thai kỳ ăn chôm chôm được không?
Trong 100g thịt chôm chôm thì có chứa khoảng 1.3 đến 2g là chất xơ. Đặc biệt, chất xơ có trong chôm chôm có khả năng hòa tan được với nước tạo ra một chất như gel có thể làm chậm đi quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể. Điều này có thể giúp mẹ bầu cảm giác no lâu hơn và hạn chế tình trạng ăn nhiều. Không những thế, chôm chôm còn chứa thành phần nước lớn giúp mẹ bầu bổ sung lượng nước cho cơ thể.
Hơn thế nữa, chôm chôm có chứa hàm lượng vitamin C giúp cơ thể hấp thu chất sắt một cách dễ dàng hơn và photpho có trong chôm chôm cũng giúp loại bỏ đi các chất thải từ thận.
So với nhiều loại trái cây khác thì chôm chôm có chỉ số đường huyết (Gl) 59 nên người bị tiểu đường thai kỳ vẫn có thể ăn tối đa 6 quả trong một ngày.
Ngoài ra, theo như các nghiên cứu còn cho thấy rằng, ăn chôm chôm sẽ giúp cải thiện được sức khỏe của xương, tim mạch và ít hình thành sỏi thận.
Bà bầu ăn nhiều chôm chôm có tốt cho sức khỏe không?
Chôm chôm mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Thế nhưng, khi mẹ bầu ăn nhiều loại quả này cũng có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như:
Dễ bị mắc bệnh tiểu đường thai kỳ
Trong chôm chôm có chứa hàm lượng đường cao, khi mẹ bầu ăn quá nhiều trong một ngày thì sẽ khiến cho lượng đường này dung nạp vào cơ thể quá nhiều. Mẹ bầu dễ bị mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hay huyết áp tăng đột ngột. Chính vì thế, mẹ bầu chỉ nên ăn tối da 6 quả trong ngày.
Làm tăng lượng cholesterol
Cũng bởi vì hàm lượng đường có trong chôm chôm cao, nên khi ăn nhiều sẽ tạo ra nhiều acid béo giải phóng máu. Các acid béo này được sử dụng để sản sinh ra triglycerides trong tế bào mỡ dẫn đến tình trạng bị mỡ thừa. Về lâu dài có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và béo. Chính vì thế, các mẹ bầu cần phải hết sức lưu ý khi ăn chôm chôm.
>>>> Xem thêm: Người bị tiểu đường thai kỳ ăn bòn bon được không?
Những lưu ý cần biết tiểu đường thai kỳ ăn chôm chôm được không
Theo những phân tích trên thì người tiểu đường thai kỳ vẫn có thể ăn chôm chôm. Tuy nhiên, các mẹ bầu cần lưu ý một số điều sau:
- Không nên ăn quá nhiều quả chôm chôm trong cùng một ngày. Chỉ nên ăn tối đa 6 quả.
- Người bị tiểu đường thai kỳ không nên chọn ăn những quả có màu đỏ sẫm bởi nó có chứa lượng đường nhiều hơn so với quả vừa chín tới. Khi ăn những quả chín quá có thể sẽ khiến cho đường bị lên men và có nguy cơ làm tăng huyết áp.
- Mẹ bầu nên lựa chọn những loại thực phẩm lành mạnh và chứa ít đường để đảm bảo lượng đường huyết luôn được ổn định.
Trên đây là những thông tin chi tiết giải đáp câu hỏi tiểu đường thai kỳ ăn chôm chôm được không và những lưu ý mẹ cần biết. Hy vọng với bài viết này sẽ mang đến cho bạn những thông số hữu ích nhất để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình. Theo dõi Pasteur để được cập nhập những thông tin bổ ích nhanh nhất nhé!
Nguồn tham khảo: Nhà Thuốc Long Châu