Sả được dùng phổ biến để chế biến nên những món ăn ngon trong nền ẩm thực Việt. Không những thế, nó còn mang lại nhiều tác dụng cho sức khỏe như giảm cảm cúm, giải độc và rất tốt cho hệ tiêu hóa. Khi sử dụng sả để tắm còn mang lại lợi ích tuyệt bời cho làn da. Vậy bà bầu tắm nước lá sả được không? Hãy cùng sannhi.pasteur.com.vn tìm hiểu ngay các vấn đề về sả trong bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu về lợi ích khi tắm lá sả
Hầu hết mọi người đều biết lá sả được dùng nhiều trong nền ẩm thực Việt Nam và mang đến một hương vị tuyệt vời. Tuy nhiên, ít ai biết khi dùng lá sả để tắm sẽ mang lại những công dụng có ích cho sức khỏe:
Hỗ trợ điều trị được các bệnh về da bởi nó có chứa nhiều chất giúp sát khuẩn vì thế, khi tắm nước lá sả sẽ mang lại những công dụng cho làn da của mình phòng ngừa được các bệnh như rôm sảy hay mẩn ngứa dị ứng.
Ngoài ra, lá sả còn có chứa nhiều tinh dầu hỗ trợ giải cảm hiệu quả. Lá sả còn mang lại cho người sử dụng một tinh thần thoải mái giảm stress.
Xả chứa nhiều chất chống oxy hóa và các vitamin C nên khi tắm sẽ mang lại làn da mịn màng.
Với nhiều công dụng như vậy thì nhiều người cũng đang đặt ra câu hỏi là bà bầu tắm nước lá sả được không?
Bà bầu tắm nước lá sả được không?
Bà bầu tắm nước lá sả được không đang là một trong những câu hỏi gây tranh cãi nhất hiện tại. Bà bầu có thể tắm nước lá sả bình thường. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu quyết định chọn nước lá để tắm trong thời kỳ đang mang thai thì cần phải luôn chú ý đến sức khỏe cơ thể của mình. Việc tắm lá sả để thư giãn là một phần quan trọng để mẹ bầu có thể giảm căng thẳng, mệt mỏi.
Thế nhưng, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ bầu và thai nhi thì mẹ cần phải lưu ý tìm hiểu kỹ trước khi thực hiện. Ngoài ra, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để nhận được những lời khuyên có ích hạn chế những tình huống xấu có thể sảy ra.
>>>> Tham khảo: Bà bầu tắm đêm bụng có to không?
Những ảnh hưởng tích cực khi mẹ bầu tắm nước lá sả
Câu hỏi “bà bầu tắm nước lá sả được không” đã được giải đáp. Vậy, lá sả sẽ mang lại những lợi ích gì cho mẹ bầu? Cùng Pasteur tìm hiểu thêm nhé:
Chữa các bệnh cảm lạnh và cảm cúm cho mẹ bầu
Sả vốn đã nổi tiếng với tính kháng khuẩn và kháng viêm hiệu quả. Chính vì thế, nó sẽ giúp điều trị về các triệu chứng liên quan đến một số bệnh thông thường mà mẹ bầu thường bị mắc phải trong quá trình mang thai. Không những thế, sả còn giúp làm loãng được các chất nhầy và đờm tích tụ trong đường hô hấp và hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch cho cơ thể.
Hỗ trợ làm giảm tình trạng căng thẳng
Với một mùi hương dịu nhẹ, sả có tác dụng mang đến cho mẹ bầu cảm giác thoải mái giúp thay đổi được tâm trạng và giúp mẹ có một giấc ngủ ngon hơn.
Hướng dẫn mẹ bầu cách tắm nước lá sả sao cho hiệu quả
Để lá sả có thể phát huy được hết tác dụng thì mẹ bầu cũng cần phải biết tắm làm sao cho đúng cách:
Đảm bảo nước tắm không quá nóng: Nước nóng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Chính vì thế, mẹ bầu cần lưu ý chỉ nên tắm nước khoảng 36 độ C với độ ấm vừa phải mang lại cảm giác thoải mái cho mẹ bầu.
Không nên tắm quá lâu: Việc mẹ bầu tắm quá lâu có thể khiến cho cơ thể bị mất nước và gây ra những hệ lụy nghiêm trọng. Mẹ bầu chỉ nên tắm tối đa khoảng 15 phút để tránh các tiềm tàng về vấn đề sức khỏe.
Những lưu ý khi mẹ bầu tắm nước lá sả
Bà bầu có thể tắm bằng nước lá sả, tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho cả mẹ bầu và thai nhi thì cần lưu ý một số điều dưới đây:
- Mẹ bầu lưu ý nên chọn lá sả được trồng ở nơi sạch sẽ và không bị nhiễm thuốc.
- Không quá lạm dụng phương pháp tắm bằng nước sả và chỉ nên tắm từ 2 – 3 lần trong một tuần.
- Tuy lá sả có thể giúp làm giảm các bệnh về da, nhưng mẹ bầu vẫn nên thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán về bệnh một cách chính xác nhất.
- Cần phải theo dõi phản ứng của cơ thể khi tắm xem nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường thì đến bác sĩ thăm khám kịp thời.
>>>> Lưu ngay: Những lưu ý khi tắm ở mẹ bầu? Bà bầu tắm có được kỳ bụng không?
Trên đây là những thông tin chi tiết giải đáp về vấn đề bà bầu tắm nước lá sả được không. Hy vọng với bài viết này sẽ mang đến cho mẹ bầu những thông tin chính xác nhất về lợi ích của lá sả. Nếu bạn còn có thắc mắc nào chưa được giải quyết thì đừng quên liên hệ ngay đến Pasteur để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán.
Nguồn tham khảo: Tổng Hợp