Lý Giải Tại Sao Bà Bầu Không Được Hái Quả?

tai-sao-ba-bau-khong-duoc-hai-qua

Trong quá trình mang thai, bà bầu phải kiêng kỵ nhiều thứ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ bầu và em bé. Theo quan niệm dân gian khi mang thai bà bầu không được hái quả khiến cho nhiều mẹ bầu cảm thấy lo lắng. Thế nhưng cũng có nhiều người cho rằng đây là quan niệm hoàn toàn sai đối với bà bầu. Hãy cùng sannhi.pasteur.com.vn tìm hiểu xem tại sao bà bầu không được hái quả nhé!

Theo quan niệm dân gian tại sao bà bầu không được hái quả?

Theo quan niệm dân gian tại sao bà bầu không được hái quả? Từ thời ông bà ta đã có quan niệm khi phụ nữ đang mang thai không được hái quả bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi mẹ bầu hái quả sẽ khiến cho quả trên cây bị rụng và khiến cây không đậu quả cho năm sau. Không những thế cũng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến cây ăn quả mà mẹ bầu đã hái. Vì theo quan niệm mẹ bầu đang mang thai sẽ có thể sẽ mang năng lượng không tốt và dễ gây ảnh hưởng đến cây trồng, làm cây không đạt năng suất trong năm tới. Chính vì thế, ông bà ta thường khuyên bà bầu không nên hái quả khi đang mang thai.

tai-sao-ba-bau-khong-duoc-hai-qua-1

Theo khoa học tại sao bà bầu không được hái quả?

Theo khoa học thì chưa có bằng chứng nào cho thấy việc mẹ bầu hái quả có gây ảnh hưởng đến thai nhi và cây trồng. Khi mẹ bầu muốn hái quả để ăn chỉ cần hái đúng cách và vệ sinh thật cẩn thận trước khi ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tránh các tác động như bụi bẩn hay thuốc có thể gây hại cho thai nhi. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần đặc biệt chú ý đến một loại quả nên tránh trong thời kỳ mang thai:

  • Quả dứa: Như đã biết thì dứa có chứa nhiều chất enzym bromelain có thể gây kích thích tử cung của mẹ bầu và dẫn đến gây sảy thai nếu mẹ ăn quá nhiều trong thai kỳ.
  • Dừa: Đối với người bình thường thì dừa có thể dùng để giải nhiệt tốt và là món đồ uống yêu thích trong mùa hè. Tuy nhiên, đối với mẹ bầu thì dừa có tính nhiệt cao và gây cảm giác nóng trong cơ thể, không tốt cho thai nhi.
  • Dưa hấu: Dưa hấu có tính mát thích hợp ăn trong mùa nắng nóng, tuy nhiên khi mẹ bầu ăn nhiều có thể gây cảm lạnh và ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên hạn chế tiêu thụ các loại trái cây có hóa chất bảo quản, thuốc trừ sâu hay thuốc kích thích mà không rõ nguồn gốc xuất xứ để tránh gặp rủi ro.

>>>> Xem thêm: Tìm hiểu bà bầu nằm nghiêng bên phải có sao không?

tai-sao-ba-bau-khong-duoc-hai-qua-3

Tại sao bà bầu không được hái quả và lợi ích mà quả mang lại cho bà bầu?

Trái cây mang lại nhiều lợi ích cho bà bầu, cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và hỗ trợ cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi:

  • Cung cấp lượng vitamin và khoáng chất cho cơ thể: Trong hầu hết các loại trái cây đều chứa nhiều vitamin C, A, K và các khoáng chất quan trọng khác như kali, magie, sắt có tác dụng giúp hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện ở thai nhi.
  • Cung cấp chất xơ cho mẹ bầu: Trong trái cây có chứa nhiều chất xơ hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và một số bệnh trong thai kỳ.
  • Chống oxi hóa: Trong một số loại quả như dâu tây, việt quất, cây lựu hay cam có chứa nhiều chất chống oxi hóa và có khả năng giúp bảo vệ các tế bào khỏi những tổn thương và hỗ trợ hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Giảm nguy cơ mắc một số bệnh lý: Các loại trái cây như cam, chanh, dứa có chứa nhiều axit ascorbic có thể giúp tăng cường khả năng chống nhiễm trùng và có thể giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh.

Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên ăn quả với mức độ hợp lý và đa dạng để đảm bảo cung cấp vừa đủ các chất dinh dưỡng mà không gây nên bất kỳ tác dụng phụ nào ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Nếu có bất kỳ vấn đề hay thắc mắc gì, hãy tham vấn ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể và phù hợp với sức khỏe của mẹ bầu.

tai-sao-ba-bau-khong-duoc-hai-qua-2

Trên đây là những thông tin chi tiết để giải đáp câu hỏi tại sao bà bầu không được hái quả và những lợi ích mà quả mang lại. Hy vọng với bài viết này sẽ giúp các mẹ bầu bớt lo lắng về vấn đề hái quả trong thai kỳ. Nếu mẹ còn có thắc mắc nào cần được giải đáp, hãy liên hệ ngay đến Pasteur để được các bác sĩ tư vấn và giải đáp nhanh nhất nhé!

>>>> Tham khảo thêm: Mẹ bầu hay soi gương có sao không?

Nguồn tham khảo: Tổng hợp