Chẩm chéo vốn là món chấm “thần thánh” không thể thiếu trong các bữa ăn của người dân tộc Thái. Chẩm chéo có thể được dùng để chấm xôi, các món luộc và thịt nướng để tăng thêm hương vị thơm ngon. Thế nhưng, cũng có nhiều ý kiến gây tranh cãi cho rằng bà bầu không nên ăn chẩm chéo vì sẽ gây hại cho thai nhi. Để hiểu rõ và đúng nhất về việc “bầu có ăn được chẩm chéo không” thì hãy cùng sannhi.pasteur.com.vn tìm hiểu ngay nhé!
Trong nước chấm chẩm chéo có gì?
Bầu có ăn được chẩm chéo không và chẩm chéo được làm từ những nguyên liệu nào: Chẩm chéo của người dân tộc Thái được làm bằng cách kết hợp ớt, muối, mắc khén, tỏi, mì chính, hòa quyện vào nhau. Ớt khô hoặc tươi được đem đi nướng cho thơm và giòn và giã chung với những nguyên liệu khác để làm nên món chấm “thần thánh” này. Ngoài ra, từ bát chẩm chéo cơ bản người ta còn có thể chế biến được ra nhiều món chấm khác như:
Chéo pà: Được người dân chế biến bằng cách bằng cách bắt cá suối nhỏ đem nướng vàng và đem dã nhuyễn cùng chẩm chéo. Đây là món chấm được dùng để để chấm với các loại măng tre, măng nướng,…
Chéo tắp cáy: Dùng ga gà hoặc gan vịt đã được luộc luộc chín và đem đi nướng qua sau đó thêm một ít lá chanh để đem đi giã với chấm chéo sẽ cho ra một món chấm đặc biệt.
Chéo nặm xổm: Chuẩn bị vừng vàng trắng đem đi rang đến khi có mùi thơm và màu vàng óng sau đó được đem đi giã thành bột sau đó đem đi trộn với chẩm chéo.
Ngoài ra, vẫn còn nhiều loại chấm chẩm chéo khác cũng được ưa chuộng không kém. Vậy, Bầu có ăn được chẩm chéo không?
Bầu có ăn được chẩm chéo không?
Bầu có ăn được chẩm chéo không là câu hỏi được đặt ra nhiều nhất trong thai kỳ. Chẩm chéo hay còn được gọi với cái tên là mắc cau, đây là loại thực phẩm có chứa hương vị đặc biệt và cũng là lựa chọn yêu thích của nhiều người. Tuy nhiên, trong chẩm chéo có chứa một loại chất là alcaloid và piperine nên việc ăn chẩm chéo trong thai kỳ cần phải được cân nhắc thật kỹ.
Có một số nguồn tin cho rằng việc ăn chẩm chéo trong thai kỳ có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực cho mẹ bầu như kích thích tử cung, tăng nguy cơ sảy thai và thậm chí là bị rối loạn tiêu hóa ở mẹ.
Vì vậy, nếu mẹ bầu muốn ăn chẩm chéo thì nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi ăn để tránh có những tác động xấu xảy ra. Các bác sĩ sẽ đánh giá về sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi để đưa ra những lời khuyên cụ thể về việc có được ăn chẩm chéo hay không và giúp mẹ bầu đảm bảo rằng thai nhi được phát triển tốt nhất.
>>>> Xem thêm: Hạt mắc khén là gì? Bà bầu có ăn được hạt mắc khén không?
Bà bầu có nên ăn nhót xanh chấm chẩm chéo không?
Nhót xanh chấm chẩm chéo vốn là món ăn nổi tiếng của người tây bắc với sự kết hợp của nhiều gia vị và các loại rau khác nhau. Tuy nhiên, vị chua, chát ở quả nhót xanh có thể làm tăng hàm lượng axit trong dạ dày gây ảnh hưởng lớn đến hệ thống tiêu hóa và có thể dẫn đến viêm loét dạ dày. Có một số trường hợp không nên ăn nhót xanh chấm chẩm chéo:
Các em nhỏ
Đây là loại quả được cho là không phù hợp với trẻ em dưới 1 tuổi, tuy nhiên với các bé lơn hơn vẫn nên hạn chế ăn vì dạ dày và hệ thống tiêu hóa của trẻ vẫn chưa thể thích nghi với vị chua, chát của nhót xanh.
Những người bị viêm loét dạ dày
Bởi vì nhót xanh có tính axit cao nên có thể gây tác động lớn đến những người bi viêm loét dạ dày khiến cơn đau của bệnh có thể trở nên nghiêm trọng hơn.
Những người bị hội chứng ruột kích thích
Những người bị hội chứng ruột kích thích cũng nên kiêng nhót và hạn chế sử dụng muối chấm chẩm chéo để tránh làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Các bà mẹ bầu
Các mẹ bầu trong thời kỳ mang thai có thể bị ốm nghén và thèm chua nên nhiều người hay chọn ăn nhót xanh. Tuy nhiên, nhót xanh chấm chẩm chéo với hàm lượng axit cao có thể dẫn đến nhiều tác động tiêu cực đến cả mẹ bầu và thai nhi. Vì thế, các bà mẹ bầu cũng nên hạn chế ăn nhót xanh chấm chẩm chéo nhé!
>>>> Tìm hiểu ngay: Bầu uống nước bí đao la hán quả được không?
Trên đây là những thông tin chi tiết về bầu có ăn được chẩm chéo không. Hy vọng với bài viết này sẽ giúp các mẹ bầu có thể đưa ra được những lựa chọn phù hợp để bảo vệ tốt cho sức khỏe của mình và em bé. Nếu bạn còn có câu hỏi nào thì hãy liên hệ ngay đến Pasteur để được các bác sĩ đưa ra lời khuyên tốt nhất nhé!
Nguồn tham khảo: marrybaby.vn