Cùng Tìm Hiểu Tiểu Đường Thai Kỳ Ăn Bắp Được Không?

tieu-duong-thai-ky-an-bap-duoc-khong

Những người bị tiểu đường phải kiêng rất nhiều loại thực phẩm có chứa hàm lượng đường lớn để bệnh không trở nặng hơn. Bệnh tiểu đường còn gây ra nhiều biến biến chứng quan trọng. Chính vì thế, nhiều người cũng đặt ra câu hỏi liệu mẹ bầu khi bị tiểu đường thai kỳ ăn bắp được không? Hãy cùng sannhi.pasteur.com.vn tìm hiểu ngay những thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

Những lợi ích khi người tiểu đường thai kỳ ăn bắp

“Mẹ bầu khi bị tiểu đường thai kỳ ăn bắp được không?” Trong bắp có chứa nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe mà mẹ bầu cần biết:

Giúp phòng ngừa ung thư hiệu quả

Chất beta-cryptoxanthin trong hạt ngô có tác dụng giúp chống oxy hóa và ngăn ngừa được tình trạng bệnh ung thư. Nếu thường xuyên sử dụng ngũ cốc nguyên hạt như ngô có thể giảm đáng kể tỷ lệ nguy cơ bị bệnh ung thư.

Hỗ trợ sức khỏe của hệ tiêu hóa

Bắp có chứa rất nhiều chất xơ có thể giúp làm mềm phân và loại bỏ được các chất thừa có trong hệ tiêu hóa từ đó có thể giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả nhất. Ngoài ra, chất xơ có trong bắp còn có thể giúp phát triển được hệ vi khuẩn có trong ruột già.

Giảm mệt mỏi và stress

Khi mang thai, có nhiều sản phụ thường xuyên bị mệt mỏi và khó chịu suy giảm trí nhớ. Bắp là loại thực phẩm có chứa hàm lượng lớn vitamin B1 giúp cải thiện hoạt động của não bộ và làm giảm đi các triệu chứng mệt mỏi ở bà bầu.

Mang lại lợi ích cho mắt

Ở trong bắp có chứa nhiều beta-carotenoid và cả folate cả 2 chất này đều mang lại những lợi ích rất tốt cho việc làm chậm quá trình suy thoái điểm vàng và đục thể thủy tinh liên quan tới tuổi tác của mắt.

tieu-duong-thai-ky-an-bap-duoc-khong-1

Mẹ bầu khi bị tiểu đường thai kỳ ăn bắp được không?

Mẹ bầu khi bị tiểu đường thai kỳ ăn bắp được không? theo các chuyên gia, bắp là một trong những thực phẩm nên hạn chế ăn nhiều cho những người đang bị tiểu đường thai kỳ. Vì trong mỗi hạt bắp có chứa hàm lượng tinh bột cao với chỉ số Gl là 69 và đây là con số cao so với mức trung bình.

Nếu khi ăn quá nhiều bắp thì có thể sẽ làm đường huyết tăng cao đột ngột. Khi bị tiểu đườn thai kỳ, việc tăng lượng đường huyết đột ngột sẽ gây ra tình trạng rất nguy hiểm “lệch pha” điều tiết lượng insulin giữa mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là trong suốt quá trình mang thai hoàn toàn không được ăn bắp. Ăn bắp ở mức vừa phải và đúng cách để không gây nên những ảnh hưởng tiêu cực cho mẹ và bé.

>>>>  Tham khảo: Bà Bầu Tiểu Đường Thai Kỳ Ăn Chuối Được Không?

Bị tiểu đường thai kỳ ăn bắp được không và ăn sao cho đúng cách

Dưới đây là một số lưu ý khi người bị tiểu đường thai kỳ ăn bắp cần biết:

  • Bắp là một loại thực phẩm thuộc ngũ cốc nguyên hạt mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Tuy nhiên, để giảm được lượng tinh bột ăn vào thì mẹ nên phối hợp ăn chung với các loại thực phẩm khác.
  • Mỗi bữa ăn chỉ nên ăn nửa trái bắp ngô. Nên ăn trong bữa ăn không nên ăn trong các bữa phụ trong ngày.
  • Đa dạng các loại sản phẩm có chứa chất dinh dưỡng carbonhydrat như là trái cây hay ngũ cốc nguyên hạt và sữa chua, các loại đậu.
  • Nên theo dõi và kiểm tra lượng đường huyết sau mỗi bữa ăn bằng máy thử đường huyết.
  • Không nên tiêu thụ những sản phẩm được chế biến từ ngô vì có lượng đường cao.

tieu-duong-thai-ky-an-bap-duoc-khong-2

Gợi ý một số thực phẩm cho người tiểu đường thai kỳ

Ngoài việc quan tâm liệu Mẹ bầu khi bị tiểu đường thai kỳ ăn bắp được không thì dưới đây là một số thực phẩm mẹ nên bổ sung và những lưu ý cần thiết:

  • Mẹ hạn chế ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều tinh bột.
  • Cần bổ sung thêm nhiều chất đạm thông qua nguồn thực phẩm ăn hàng ngày.
  • Tích cực ăn nhiều rau, củ quả và nên ăn rau luộc thay vì ăn rau xào.
  • Mẹ cần ăn đúng giờ và không nên bỏ bữa.
  • Không nên ăn các loại đồ ăn nhanh, đồ đóng hộp và nước ngọt đóng chai.

Trên đây là những thông tin chi tiết để giải đáp cho câu hỏi mẹ bầu khi bị tiểu đường thai kỳ ăn bắp được không mà Pasteur vừa tổng hợp. Hy vọng với bài viết này sẽ giúp mẹ hiểu hơn về bắp đối với tiểu đường thai kỳ. Nếu bạn còn có thắc mắc gì về vấn đề này thì đừng quên liên hệ ngay đến Pasteur để được bác sĩ tư vấn miễn phí nhé!

>>>> Xem thêm: Bà Bầu Tiểu Đường Thai Kỳ Ăn Bánh Tráng Trộn Được Không?

Nguồn tham khảo: Bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc